Lá thư của mẹ đã làm cho chàng vô cùng xúc động.
Nhưng về điểm chủ yếu, điểm chính của bức thư thì ngay trong khl đọc, chàng cũng không còn máy may nghi ngờ gì nữa. Về căn bản, vấn đề đã xem như được giái quyết, và giải quyết dứt khoát trong đầu chàng:
“Mình mà còn sống thì nhất định cuộc hôn nhân nầy sẽ không thành, và ngài Lugin kia phải xéo!”.
“Bởi vì sự việc đã quá hiển nhiên rồi – chàng lầu bầu trong miệng, mỉm một nụ cười cay độc như thể đắc thắng trước với dự kiến của mình – không đâu, mẹ ạ, không đâu, Dunia ạ, các bà không lừa được, tôi đâu!
Lại còn kiếm cách bào chữa về việc đã không hỏi ý kiến mình, đã quyêt định công việc mà không có mình? Rõ khéo! Các bà tưởng thế là từ nay không có cách gì để cắt đứt được nữa đấy hắn; được, để rồi mà xem có cách hay không có cách. Lý do bào chữa mới hay làm sao:
“Piotr Petrovich là một người bận rộn, bận rộn đến nỗi chỉ dùng được xe chở hàng để cưới vợ, chứ không có cách gì khác hơn, thiếu chút nữa đã cưới ngay trên xe lửa cũng nên”. Không đâu. Dunia, anh thấy suốt, và cũng biết thừa cô định nói với anh những gì mà nhiều thế, anh biết cô đã nghĩ gì trong suốt cái đêm cô đi đi lại lại trong buồng, cô đã cầu nguyện những gì trước tượng Đức Mẹ Kazan trong buồng ngủ của mẹ. Trèo lên núi Golgotha1 thì gay thật đấy em ạ! Hừm… Ra cô đã quyết định đứt khoát như thế đấy, cô Avdotia Romanovna ạ: cô thuận lấy một con người có óc thực tế giàu lý trí, một người có vốn riêng nói là “đã” có vốn riêng rồi, cho nó chững chạc và oai vệ hơn, có hai nơi làm việc, chia sẽ quan niệm của các thế hệ mới ở ta như mẹ mình viết và “hình như” cũng đôn hậu, như bản thân Dunia nhận xét. Cái “hình như” nghe mới tuyệt chứ! Mà chính Dunia lại kết hôn với cái “hình như” đó? Tuyệt diệu! Thật là tuyệt diệu!
“Mà kể cũng kỳ, trong thư không biết tại sao bà cụ cứ ám chỉ đến những “thế hệ mới” làm gì nhỉ? Phải chăng chỉ là để xác định tính cách của anh chàng, hay có mục đích gì xa xôi hơn, gây thiện cảm của mình đối với Lugin chẳng hạn! Ô! Các bà thật ranh mãnh! Cũng cần phải làm sáng tỏ một điều nầy nữa: không biết hai bà đã cởi mở với nhau đến mức độ nào trong suốt ngày đôm hôm ấy và suốt cả thời gian sau. Các bà ấy đã nói với nhau tất cả “những lời lẽ” cần nói rồi hay sao: hay họ đã hiểu rằng họ cùng có một tâm tư như nhau, đến nỗi không còn gì cần phải nói nữa và mọi lời lẽ đều thừa. Có thể như vậy một phần: cứ đọc thư cũng biết, là cụ thấy anh chàng hình như hơi cục cằn, “hơi” một chút thôi, thế là ba cụ thật thà hạ lời nhận xét với Dunia. Lẽ dĩ nhiên cô nàng phật ý, và trả lời có vẻ “bực mình”. Cũng phải? Ai mà không tức giận khi câu chuyện chẳng cần đến những câu hỏi ngây thơ như vậy, cũng đã dễ hiểu qua rồi, khi đã quyết định rằng không có gì phải nói nữa! Mà sao bà cụ lại còn viết cho mình là: “Hãy yêu lấy Dunia, Rodia ạ, vì em đã yêu con hơn cả bản thân mình? Phải chăng đó là lương tâm cắn rứt khiến bà cụ ân hận vì đã đành tâm hy sinh con gái mình cho con trai? “Con là niềm hy vọng của mẹ và em, con là tất cả!” Ô! Bà cụ thật…”
Nỗi tức giận mỗi một sôi sục trong lòng chàng, và giá lúc ấy gặp Lugin có lẽ chàng sẽ giết hắn.
“Hừ đúng thế, chàng lẩm bẩm nói tỉếp, miên man với những ý nghĩ quay cuồng trong óc, đúng là “phải từ tốn và thận trọng mới biết rõ được” nhưng ông Lugin thì rõ quá rồi! Trước hết ông ta là “một người chí thức” và “hình như” cũng đôn hậu đấy”, có phải chuyện đùa đâu! Ông ta tự đảm nhiệm mọi khoản phí tổn chuyên chở một cái rương lớn. Thế mà còn chưa tốt ư? Còn hai bà, “cô vị hôn thê” và bà mẹ, thì thuê một lão mu-gich với một chiếc xe chở hàng lợp chiếu (hồi ở quê ta cũng đã từng đi như thế rồi) Có hề gì đâu? Chỉ có chín mươi verxta thôi mà, và từ đó “hai mẹ con có thể yên chí lên tàu đi hạng ba” khoảng một nghìn verxta nữa.
Cũng biết điều đấy chứ: có sao xào vậy! Nhưng còn ông, thưa ông Lugin, ông nghĩ sao? Dù sao đó cũng là vợ chưa cưới của ông kia mà? Và ông cũng biết thừa là bà mẹ phải vay trước lương quả phụ của mình để lấy tiền chi phí vào cuộc hành trình đó kia mà! Rõ ràng ông coi việc nầy như một cuộc kinh doanh, một chuyến buôn chung trong đó hai bên đều có lợi và mỗỉ bên phải đóng một cổ phần ngang nhau, thế thì chi phí cũng phải chia đều; bánh và muối thì chung, nhưng thuốc lá thì riêng, như trong câu tục ngữ. Vả chăng trong chuyến nầy, nhà kinh doanh cũng đã ăn bớt của các bà được ít nhiều rồi: tiền chuyên chở hành lý rẻ hơn lộ phí tàu xe, mà có thể ông cũng không mất xu nào về khoản nầy nữa! Cả bà không thấy ra, hay họ cố tình làm ngơ. Vì xem ra cả hai bà đều tỏ ý hài lòng, hài lòng lắm. Mà đó chỉ mới là hoa đầu mùa thôi đấy, còn những quả chín sau nầy nữa kia! Ở đây điều quan trọng hơn hết không phải là sự bủn xỉn, tính hám lợi mà chính là cái giọng điệu. Đó cũng sẽ là cái giọng điệu sau nầy khi đã hoàn thành việc cưới xin: đó là một lời sấm truyền! Mà sao bà cụ lại nảy ra những ý định chơi ngông như vậy được nhỉ? Có được bao nhiêu tiền mà dám đi Petersburg. “Trong túi chỉ có ba rúp hay chỉ có “hai tờ” như… mụ già kia nói… Hừm… Rồi bà cụ trông mong vào cái gì mà sinh sống ở Petersburg”. Vì qua một vài triệu chứng nào đó, bà cụ cũng đã đoán là cưới xin xong cụ sẽ không thể sống chung với Dunia được dù chỉ trong thời gian đầu kia mà? Chắc là con người khả ái ấy đã lỡ lời để lộ tâm địa của hắn ra, tuy thế bà cụ vẫn cứ muốn dối mình, nói “nhưng mà mẹ sẽ từ chối”.
Bà cụ còn chờ đợi cái gì, còn biết trông mong vào ai nữa kia chứ? Vào số một trăm hai mươi rúp tiền lương quà phụ hẳn? Nhưng lại còn phải khấu trừ vào khoản tạm vay của Aphanaxi Ivanovich! Rồi từ hồi suốt mùa đông bà cụ sẽ cặm cụi ngồi đan khăn trùm, găng tay, chỉ tổ làm hỏng đôi mắt già thôi. Nhưng chàng biết thừa là những thứ khăn khiếc ấy cũng chỉ thêm được hai mươi rúp một năm là cùng. Thế nghĩa là cuối cùng hai bà vẫn trông mong vào tấm lòng hào hiệp của ông Lugin: “Chính anh ấy sẽ yêu cầu mẹ nhận”. Cụ cứ mà tin vào! Những tâm hồn cao thượng tuyệt vời theo kiểu Sinle thường vẫn hay thế đấy; đến phút cuối cùng, họ vẫn cứ thích cắm lông công vào mình quạ, họ chỉ trông mong vào cái tốt mà không nhìn thấy cái xấu, và tuy đã thấy trước mặt trái chiếc huân chương, họ không đời nào dám gọi đích danh ra. Chỉ nghĩ đến chuyện ấy thôi họ cũng đã quá khổ tâm rồi; họ dang cả hai tay ra bưng bít sự thật cho đến khi con người họ tô vẽ dở mặt hẳn hoi, họ mới chịu. À, không hiểu cái lão Lugin kia có được tấm huân chương huân chiếc nào không? Chắc hắn ta có huân chương Anna, và ta có thể cam đoan là khi nào đánh chén với những tay thầu khoán hay lái buôn, hắn ta vẫn trương tấm huân chương lên khuy áo. Chắc đến lễ cưới hắn cùng sẽ đeo. Mà thôi, kệ mẹ hắn?… Ừ thì thôi, về phần bà cụ thì xin Chúa phù hộ! Bà cụ vốn thế rồi không bàn đến nữa, nhưng còn Dunia? Dunia thân yêu của anh, anh biết rõ em lắm. Hồi ấy, khi gặp nhau lần cuối cùng, em đã hai mươi tuổi rồi còn gì? Anh đã hiểu được tính tình của em. Trong thư, bà cụ nói là Dunia “có thể chịu đựng nhiều”. Điều đó thì anh đã rõ.
Anh đã biết rõ từ hai năm rưỡi nay, và từ hai năm rưỡi nay anh chỉ nghi đến điều đó. Chính thế, chỉ nghĩ đến việc “Dunia có thể chịu đựng nhiều. Dunia đã từng chịu được một tay như Xvidrigailov thì tất cả những hậu quả ê chề như vậy tất nhiên phải giỏi chịu đựng lắm. Và bây giờ Dunia bà cụ lại tưởng tượng là cũng có thể chịu đựng được một ông Lugin, con người đã thuyết lý rằng nên lấy những người dàn bà bị lâm vào cảnh khốn cùng và phải chịu ơn chồng, mà lại thuyết lý ngay trong buòi gặp gỡ đầu tiên. Được, thôi cứ cho là hắn “lỡ lời” tuy hắn ta vốn là hay chủ lý (nghĩa là có thể hắn ta chẳng lờ lời tí nào cả, mà chẳng qua chỉ vì muốn giãi bày cái tâm địa của hắn ra cho thật nhanh mà thôi). Nhưng còn Dunia thì sao? Nó biết thừa tâm địa thằng cha ấy, để mà lại cam tâm sống với hắn? Nó thà ăn bánh mì đen, thà uống nước lã, chứ không đời nào chịu bán linh hồn. Nó không đời nào từ bỏ tự do tinh thần của nó để đổi lấy một sự tiện nghi nào, ngay để đổi lấy cả công quốc Slezwig – Holstein nó cũng không thèm, huống chi là lấy Lugin. Không, ta biết Dunia không phải thế và ngay cho đến nay nhất định em ta vẫn không thay đôi gì… Làm sao được?
Ở nhà Xvidrigailov khổ lắm! Suốt đời, vì hai trăm rúp mà cứ phải lang thang hết huyện nầy huyện nọ làm nghề gia sư cùng khổ! Nhưng ta biết em ta thà chịu làm kiếp tôi mọi cho một tên chủ đồn diễn, thà cam chịu số phận của một người Estonia dưới ách của người Đức Ostsee2 còn hơn là để cho tâm hồn và tình cảm mình bị nhơ bẩn, hèn hạ đi – bằng cách suốt đời trao thân cho một con người mà nó không hề kính trọng, không hề có chút thiện cảm, chỉ vì lợi ích riêng của bản thân. Và dù cho bản thân ông Lugin có là vàng thoi ngọc tảng đi chăng nữa thì cũng không bao giờ em ta chịu làm nàng hầu hợp pháp của hắn. Thế thì tại sao bây giờ lại chịu? Vì cái lẽ bí ẩn gì thế? Điều bí quyết ở đâu? Vấn đề đã quá rõ: nếu vì bản thân mình, vì muốn yên ấm cho cá nhân mình hay để cứu sống cả tính mạng mình nữa, nhất định em ta sẽ không bán mình, nhưng nếu vì một người khác, đúng thế, em ta sẽ bán mình. Vì hạnh phúc của một người thân yêu quý, em ta sẽ bán mình. Đấy, tất cả mọi điều bí ẩn chính là ở đấy: nó bán mình vì hạnh phúc của anh, của mẹ. Bán tất! Ồ! Khi cần, chúng ta phải biết nén ngay cả tính tự trọng lại. Rồi nào là tự do, yên hàn, cả đến lương tâm nữa, tất, tất cả đều đem ra chợ tầm tầm hết. Cuộc đời ta cứ việc mà đi tong! Miễn sao những người thân thích của ta được sung sướng! Mà đã hết đâu. Rồi ta tự sáng lập ra một khoa quỷ biện riêng, ta sẽ học hỏi các giáo sĩ dòng Tên3 và có lẽ ta sẽ được yên lòng trong một thờỉ gian, ta sẽ tự thuyết phục là sự thể phải thế, ắt phải thế mới thực hiện được mục đích tốt đẹp kia.
Chúng ta đang ở trong tình thế như vậy đó, vấn đề đã sáng rõ như ban ngày. Chính Rodion Romanovich Raxkonikov chứ chẳng còn ai khác vào đây nữa, chính hắn là nhân vật chủ yếu trong câu chuyện nầy. Còn gì nữa? Phải đảm bảo nào là hạnh phúc nào là tiền đồ cho hắn, chu cấp cho hắn học đến đại học, xoay cho hắn một chân cộng tác viên trong một phòng giấy trạng sư, rồi hắn sẽ trở nên giàu có, hiển hách, sẽ được mọi người kính trọng, và có lẽ rốt đời lại còn nổi tiếng nữa là khác? Còn bà mẹ? Thì đã có Rodia, thằng Rodia yêu quý đứa con đầu lòng: đứa con nuông chiều của bà đấy thôi. Và lẽ nào lại không hy sinh ngay cả đứa con gái như thế kia cho thằng con trai đầu lòng yêu quý nầy được. Ôi! Những tấm lòng thân yêu và bất công của tôi ơi! Còn sao nữa: dù có phải chịu nhận lấy số phận của Sonya ta chắc họ cũng chẳng, từ kia mà: Sonya, Sonya Marmelazovna, Sonya vĩnh hằng, hễ còn trời đất là Sonya vẫn còn mãi mãi. Sonya, Dunia, hai người đã lường hết được tâm lớn lao của sự hy sinh nầy chưa. Hy sinh như vậy có đúng không? Hai người đã lượng sức mình chưa, đã cân nhắc hơn thiệt chưa? Có hợp lý không? Dunia, em có thấy không, số phận của Sonya không hèn kém hơn tí nào so với số phận em phải chung sống với ông Lugin? Mẹ nói “đây chẳng phải chuyện yêu đương gì”. Thế thì sao, nếu không những không có tình yêu, mà cả lòng mến phục cũng không có nốt, trái lại chưa chi đã có sự khinh bỉ, ghê tởm, chán ghét thì thế nào? Lúc bấy giờ rồi cũng lại phải quan tâm “giữ gìn sự sạch sẽ” như Sonya chứ gì? Không phải thế sao? Em có hiểu không, em có hiểu rõ cái thứ sạch sẽ có nghĩa là thế nào không? Em có hiểu chăng cái sạch sẽ của một ông Lugin cũng hệt như cái sạch sẽ của Sonya thôi; có thể nó còn tệ hơn, hèn hạ hơn, bỉ ổi hơn nữa là đằng khác, vì với em dù sao đó cũng là một sự tính toán để sống cho thoải mái hơn, còn với Sonya thì tất cả chung quy chỉ cốt làm sao cho khỏi chết đói! “Thứ sạch sẽ” đó, Dunia ạ, thứ sạch sẽ đó đắt tiền lắm đấy! Rồi sau nầy, nếu không chịu đựng nổi nữa, em có ân hận không. Rồi nào là đau buồn tủi cực, nào là những lời nguyền rủa, những giọt nước mắt mà em phải âm thầm giấu giếm đi vì em có phải là bà Marfa Pavlovna đâu. Còn mẹ, rồi mẹ sẽ ra sao? Bây giờ mà mẹ đã lo lắng khổ sở rồi thì sau nầy khi thấy rõ tất cả, mẹ sẽ như thế nào? Còn tôi?… Nhưng các người coi tôi là thư người gì? Dunia… anh không thể nhận hy sinh của em, mẹ ơi, con không muốn thế! Không được, tôi mà còn sống thì cuộc hôn nhân ấy nhất định không thành? Tôi không đời nào chịu thế!”
Raxkonikov bỗng sực tỉnh và ngừng lầm bẩm.
“Cuộc hôn nhân ấy nhất định sẽ không thành? Nhưng mày, mày làm được những gì để cho nó không thành? Mày cấm hẳn? Mày có quyền gì mà cấm? Về phía mày, mày có thể hứa hẹn gì với họ để có quyền cấm họ? Tất cả cuộc sống của mày ư, tất cả tương lai của mày ư, mày sẽ đem hiến dâng cho họ khi nào mày tốt nghiệp và tìm được tiệc làm chăng? Chuyện ấy nghe nhàm lắm rồi! Vả chăng đó là chuyện tương lai, chứ còn hiện tại thì thế nào? Vì trong trường hợp nầy phải làm một cái gì ngay từ bây giờ kia, hiểu chưa? Thế bây giờ mày làm gì nào? Mày sống bám vào mẹ và em, chứ còn gì nữa! Thì những món tiền ấy, mẹ và em mày đã phải xoay xở bằng cách vay vào số lương quả phụ hàng năm và lấy ở số tiền công của nhà Xvidrigailov đấy thôi? Mày có cách gì dể cho họ đỡ khổ với bọn Xvidrigailov Aphanaxi Ivanovich Vakhrusin, hỡi nhà triệu phú tương lai kia? Mày tưởng mày là một vị thần Zeus có thể xếp đặt số phận của họ đấy hẳn? Trong mười năm nữa ấy à? Nhưng mười năm nữa thì mẹ mày sẽ có đủ thì giờ, để loà cả đôi mắt vì đan khăn, và có thể cũng vì khóc quá nhiều, mẹ mày sẽ héo hon đi vì nhịn đói, còn em mày? Thử nghĩ mà xem, sau mười năm nó sẽ ra sao, mà ngay trong mười năm ấy nữa, nó sẽ phải sống thế nào? Thế nào, mày đã đoán ra chưa”.
Chàng tự dằn vặt mình với những câu hỏi như vậy trong lòng không khỏi có một cảm giác khoái lạc.
Vả chăng, đối với chàng, những câu hỏi ấy không có gì là mới mẻ đột ngột cả, đã cũ lắm rồi, đã được nghiền đi ngẫm lại chán đi rồi. Trước đây chàng đã bị nó quấy rầy, cắn rứt từ lâu lắm rồi. Nỗi u uất ấy đã nảy sinh, bành trướng, tích tụ lại trong lòng chàng, nhưng gần đây nó đã chín muồi và ùn ùn cô đặc lại thành một câu hỏi khủng khiếp, man rợ, quái đản, cứ dày vò trái tim và khối óc của chàng, tàn nhẫn thúc bách chàng giải đáp. Và giờ đây, bức thư của mẹ chàng bỗng giáng xuống chàng như một tiếng sét. Bây giờ quả không còn là lúc u sầu đau khổ một cách bị động, tự nhủ rằng mọi bài toán đều nan giải, bây giờ phải quyết định làm một việc gì đây, ngay tức khắc, càng sớm càng tốt. Bất nhược ra sao cũng phải quyết định một cái gì, hay là…
“Hay từ bỏ hẳn cuộc sống! – chàng bỗng nổi xung gào to lên, – số phận ra sao cũng ngoan ngoãn nhận lấy vĩnh viễn bóp nghẹt tất cả trong ta, từ bỏ mọi quyền hành động. quyền sống, quyền yêu!”
“Ông có hiểu không, thưa ông, ông có hiểu không biết đi đâu nữa nghĩa là thế nào không – chàng bất giác lặp lại câu hỏi của Marmelazov hôm qua, “vì phàm đã là người tất phải có một nơi nào để mà đi đến chứ!”
Chàng bỗng rùng mình, một ý nghĩ hiện lên trong óc chàng: vẫn ý nghĩ ấy. Ý nghĩ hôm qua. Nhưng chàng rùng mình không phải vì ý nghĩ đó, lại hiện ra. Chàng biết rõ, chàng “linh cảm” thấy thế nào nó cũng “sẽ hiện ra” và chàng đã đợi sẵn, vả chăng đây cũng chẳng phải là ý nghĩ hôm qua nữa. Có chỗ khác là một tháng trước đây và cả tối hôm qua cũng thế, nó chỉ mới là mộng tưởng, nhưng nay… nay nó không còn là mộng tưởng nữa, nó xuất hiện với một hình dạng mới, đầy vẻ hăm doạ, hoàn toàn xa lạ đối với chàng, và chàng bỗng nhận thức được, điều đó… Trong đầu chàng, máu dồn lên rần rật, mắt chàng hoa lên. Chàng vội vã nhìn quanh, tìm một vật gì. Chàng muốn ngồi xuống, chàng tìm một cái ghế, lúc bấy giờ chàng đang đi trên đại lộ K… Cách đây chừng một trãm bước có một chiếc ghế dài. Chàng đi thật nhanh đến phía ấy, nhưng giữa đường một biến cố nhỏ đã xảy ra, thu hút hết sự chú ý của chàng trong vòng mấy phút.
Trong khi đưa mắt tìm ghế ngồi, chàng chợt trông thấy một người con gái đi trước mặt chàng, cách độ vài chục bước. Lúc đầu chàng không mảy may chú ý đến người kia, cũng như đối với mọi vật khác bây giờ vẫn loáng thoáng trước mặt chàng. Có nhiều lần, trên đường về nhà chẳng hạn, chàng quên bẵng cả những con đường vừa mới đi qua, và chàng cũng đã quen đi như thế.
Nhưng ở người con gái đang đi trước mặt kia có một cả gì kỳ lạ đập ngay vào mặt khiến chàng dần dần cứ phải chú ý đến cô ta hơn, lúc đầu còn miễn cưỡng và dường như bực mình nữa, nhưng rồi mỗi lúc một tập trung hơn. Chàng bỗng thấy lòng háo hức muốn biết cụ thể cái gì làm cho người con gái kia có vẻ kỳ lạ như vậy Trước hết, trông cô ta chắc còn ít tuổi lắm.
Trời nắng chang chang thế nầy mà cô ta đi đầu trần, không che ô, không đeo găng, tay đung đưa trông rất lố lăng. Cô ta mặc chiếc áo dài bằng hàng mỏng, mà ngay chiếc áo cũng vận xộc xệch lạ thường, cúc chỉ gài hờ, thân sau thì bị rách ở ngay dưới thắt lưng: cả một mảng áo bị xé toạc còn dính lủng lẳng. Một chiếc khăn trùm nhỏ tụt xuống cái cổ để trần, nhưng cũng xô lệch hẳn ra một bên. Hơn nữa, cô ta lại đi bước thấp bước cao, chân nam đá chân chiêu, thậm chí cả người còn ngả nghiêng đủ bốn phía nữa là khác. Cuộc gặp gỡ đó cuối cùng đã thức tỉnh hết sức chú ý của Raxkonikov.
Chàng bắt kịp người thiếu nữ vừa khi cô ta bước gần tới ghế; nhưng vừa đến nơi, cô ta cứ thế: buông người rơi phịch xuống một đầu ghế, đầu ngả vào lưng tựa, và nhắm mắt lại, có lẽ vì đã mệt lả. Mới thoạt trông, chàng cũng biết ngay là cô ta đang say mềm. Cảnh tượng thật là kỳ lạ và quái gở. Thậm chí chàng đâm ngờ, không biết mình có trông nhầm không. Trước mặt chàng là một khuôn mặt thanh thanh, trẻ măng, có lẽ chỉ đến mười lăm, mười sáu tuổi là cùng, xung quanh loà xoà mấy món tóc vàng, một khuôn mặt xinh xắn, nhưng lại đỏ bừng và trông như sưng phị. Cô thiếu nữ hình như chẳng còn, biết gì nữa; cô ta ngồi vắt chéo chân một cách hớ hênh, cứ nhìn cũng biết cô ta hầu như không có ý thức là mình đang ở ngoài phố.
Raxkonikov không ngồi xuống, cũng không muốn bỏ đi, mà cứ phân vân đứng yên trước mặt cô ta. Phố nầy xưa nay vẫn vắng; lúc ấy vào quãng hơn một giờ trưa, lại nắng như thế kia, nên hầu như không có ai qua đường: Thế nhưng, cách đây chừng mười lăm bước, cũng đã có một người đàn ông đang đứng trên vỉa hè, cứ nhìn qua, cũng đủ biết là hắn ta đang muốn lại gần cô thiếu nữ với một ý định nào đó. Có thể hắn ta cũng đã thấy cô thiếu nữ từ xa và đi theo cô ta, nhưng vì có Raxkonikov nên hắn còn ngần ngại. Hắn ném về phía chàng những cái nhìn hằn học, song cũng cố giấu khong cho chàng thấy hắn nhìn như vậy và sốt ruột đợi cho người thanh niên rách rưới đáng ghét kia rút đi, nhường chỗ cho hắn. Tình thế thật đã rõ? Người đàn ông kia trạc ba mươi, dáng người phốp pháp đẫy đã, mặt mày hồng hào trắng trẻo, môi đỏ, mép lún phún tí ria, ăn mặc rất bảnh bao. Raxkonikov tức giận đến cực độ: chàng chợt nảy ra ý: tìm cách làm cho gã ăn diện kia bẽ mặt một mẻ. Chàng rời cô thiếu nữ một lát và tiến về phía hắn, tay nắm chặt, quát lớn:
– Nầy, ông kia, Xvidrigailov! Ông lảng vảng làm gì ở đấy? – chàng cười gằn;, bọt sùi cả ra mép vì tức giận.
Thế là nghĩa lý gì? – Gã kia cau mày, cất tiếng hỏi nghiêmn ghị, tỏ ý ngạc nhiên, một cách trịch thượng.
– Xéo ngay đi, chỉ có thế thôi! – Mày dám láo à? Đồ chó má…
Hắn vung roi lên, Raxkonikov vung hai quả đấm lao đến, thậm chí cũng không kịp nghĩ là gã kia người to béo như vậy tất có thể hạ một lúc hai người sức vóc như chàng. Nhưng ngay lúc ấy, có ai ở phía sau giữ lấy chàng lại: một viên cảnh sát…
– Nầy! Các ông kia, không được đánh nhau ở nơi công cộng. Các ông muốn gì? Ông là ai? – Viên cảnh sát nghiêm khắc hỏi Raxkonikov sau khi ngắm nghía bộ y phục rách rưới của chàng.
Raxkonikov chăm chú nhìn viên cảnh sát. Hắn có gương mặt thật thà mà rắn rỏi của một người lính, râu mép và râu má màu tiêu muối, đôi mắt khá thông minh.
– Chính tôi đang cần gặp ông đấy! – Chàng nắm tay viên cảnh sát reo lên – Tôi là một cựu sinh viên. Tôi là Raxkonikov… – chàng quay về phía gã kia nói tiếp – còn ông, mời ông lại đây, tôi sẽ chỉ cho ông xem cái nầy…
Và chàng nắm tay người cảnh sát lôi về phía chiếc ghế.
– Đây ông xem, cô ta say mềm; lúc nãy cô ta đi giữa đại lộ, cũng không rõ con cái nhà ai, thuộc hạng người nào; nhưng trông không phải là gái chuyên nghiệp. Điều rõ nhất là cô ta đã bị phục rượu và bị lợi dụng… lần đầu tiên… Ông hiểu chứ? Rồi người ta cứ thế đẩy cô ra đường? Ông cứ nhìn chiếc áo bị xé rách và xem cách mặc áo thì rõ; không phải tự cô ta mặc lấy mà do người khác mặc vào, do những bàn tay vụng về của một người đàn ông. Đấy, cứ nhìn thì thấy. Bây giờ ông nhìn kia xem, cái gã bảnh bao suýt nữa đánh nhau với tôi kia, tôi không quen biết hắn, cũng chỉ mới gặp lần đầu; nhưng trên đường đi hắn ta cũng đã để ý đến cô nầy; hắn thấy cô ta say mềm không biết gì nữa, liền nảy ý muốn đến kéo cô ta đi đâu đấy trong lúc cô ta đang mê man như vậy… Chắc chắn như thế đấy, tôi không lầm đâu ông cứ tin lời tôi. Chính mắt tôi trông thấy hắn hau háu theo dõi cô ta; song vì có tôi nên hắn chưa dám làm gì, và đến bây giờ hắn vẫn đang chờ cho tôi đi khỏi. Đấy ông xem, bây giờ hắn lại đứng xa ra một tí giả vờ cuốn thuốc lá! Làm sao đừng để cho hắn lôi cô gái nầy đi? Làm thế nào đưa cô ta về nhà? Ông thứ nghĩ xem?
Người cảnh sát hiểu ngay sự tình và suy nghĩ một lát. Gã to léo kia thì dễ hiểu quá rồi; nhưng còn cô con gái? Người lính già cúi xuống nhìn cho kỹ hơn, và gương mặt để lộ một niềm thương xót chân thành. Bác lắc đầu nói:
– Khổ thân quá! Hãy còn như con nít ấy. Người ta đã lừa dối, lợi dụng cô ấy. Đúng, đúng thế. Cô ơi, cô có nghe không – bác cất tiếng gọi – nhà cô ở đâu?
Cô bé mở đôi mắt mệt mỏi, ngây dại, sững sờ nhìn những người đang hỏi cô rồi khoát tay như muốn xua đuổi.
– Nầy đây, – Raxkonikov thọc tay vào túi, vốc ra được độ hai mươi cô-pếch còn lại và nói – nầy, ông gọi một chiếc xe và bảo người đánh xe đưa cô ta về nhà. Làm sao biết được địa chỉ của cô ta bây giờ!
– Cô ơi, cô! – người cảnh sát cầm tiền xông lại gọi. – Tôi sẽ gọi ngay một chiếc xe và tự tôi sẽ đưa cô về. Cô muốn đi đâu bây giờ? Hở? Nhà cô ở đâu?
– Yên!… cứ quấy người ta? – cô bé lầm bẩm rồi lại khoát tay.
– Ồ, ồ? Thế không tốt đâu? Cô không thấy thẹn à không biết xấu hồ à? – Bác ta lại lắc đầu, vừa thương hại vừa bực mình, rồi quay về phía Raxkonikov nói – Rắc rối đấy! – đoạn lại đưa mắt nhìn kỹ chàng từ đầu đến chân, chắc bác ta lấy làm lạ sao chàng rách rưới như thế mà lại có tiền đem cho không.
– Anh gặp cô ta có xa đây không? – Bác hỏi.
– Thì tôi đã nói cô ta đi trước mặt tôi, láo đảo trên đường phố kia, vừa đến ghế là cô ta cứ thế gieo phịch người xuống.
– Trời ơi! Nghĩ đến phong hoá thời bấy giờ mà xấu hổ! Nhóc như thế kia mà đã say rượu! Bị người ta lừa phinh rồi, không sai vào đâu nữa! Xem, cái áo rách thế kia… Thời buổi đồi bại quá chừng! Có lẽ cũng con nhà tử tế nhưng nghèo túng… Cảnh ấy bây giờ cũng nhiều lắm. Xem ra cùng là con nhà được nuông chiều, trông như một tiểu thư ấy.
Bác lại cúi xuống nhìn cô gái. Có thể là bác cũng có những đứa con gái như thế, những đứa con gái “trông như những tiểu thư được nuông chiều được giáo dục tử tế nhưng lệch lạc, bị tiêm nhiễm đủ các thói kiểu cách thời thượng.
Raxkonikov băn khoăn nói:
– Cái chính là đừng để cô ta rơi vào tay cái thằng đểu cáng kia. Hắn sẽ làm nhục cô ta lần nữa! Hắn muốn gì thì đã rõ quá đi rồi; hắn vẫn chưa chịu di, quân chó đểu!
Raxkonikov vừa nói to lên vừa đưa ngón tay chỉ thẳng vào gã ăn diện kia. Gã nầy nghe thấy thế, sắp sửa lại nổi đoá lên, nhưng rồi nghĩ sao lại thôi và chỉ khinh khỉnh đưa mắt nhìn chàng. Đoạn hắn thong thả đi xa ra mươi bước nữa rồi dừng lại.
– Không để rơi vào tay nó thì dễ thôi – người hạ sĩ quan cảnh sát trầm ngâm đáp – Miễn là cô ta chịu nói rõ địa chí của cô, không thì… Cô ơi, cô! – bác ta lại cúi xuống gọi.
Người con gái bỗng mở choàng mắt, nhìn chăm chú, dường như đã hiểu ra, cô vụt đứng dậy đi ngược lại hướng lúc nãy cô vừa mới đến, tay vẫn như muốn xua đuổi ai, mồm làu bàu:
– Hừ, cái đồ trơ trẽn, cứ bám lấy người ta!
Cô ta đi nhanh, nhưng bước chân vẫn lảo đảo. Gã công tử bảnh bao kia lại lẽo đẽo theo sau, không rời mắt, nhưng lại đi ở lề đường bên kia.
– Anh cứ yên chí, tôi không để cho nó làm bậy đâu! – Người linh già râu ria quả quyết nói và theo hút hai người kia.
– Thời buổi đâu đồi bại quá chừng! – Bác ta lại thở dài nói to lên. Ngay lúc đó, Raxkonikov bỗng cảm thấy như bị tiêm một mũi thuốc gì quái lạ; thoáng một cái ý nghĩ của chàng như đảo ngược hẳn lại, chàng gọi với theo người lính già.
– Nầy, khoan hẵng!
Bác ta quay lại.
– Thôi, ông cứ để mặc họ! Dính đến họ làm gì? Cứ để cho hắn giải trí một tí đã sao? – Chàng trỏ gã công tử – Việc gì đến ông?
Người cảnh sát trố mắt nhìn chàng, không hiểu ra làm sao nữa. Raxkonikov cười phá lên.
– Xì! – người cảnh sát khoát tay một cái rồi lại bám sát gã công tử và cô con gái. Chắc ông ta cho Raxkonikov là một thằng điên hay là một thứ gì còn tệ hơn nữa.
Còn lại một mình, Raxkonikov bực bội lẩm bẩm.
– Thế là lão cầm đi của mình mất hai mươi cô-pếch.
“Thôi lão cũng cứ lấy tiền của tên kia nữa đi, rồi tha cô gái ra cho nó, thế là xong… Mà sao ta lại dây vào chuyện nầy làm gì? Muốn cứu giúp à? Ta thì cứu giúp gì? Ta có quyền gì mà cứu giúp? Thiên hạ cứ ăn tươi nuốt sống nhau đi, chẳng can gì đến ta cả! Mà sao ta lại dám vung hai mươi cô-pếch ấy đi? Có phải tiền của ta đâu?”. Tuy nói năng lạ kỳ như vậy, chàng cũng vẫn thấy rất khổ tâm. Chàng ngồi xuống chiếc ghế bỏ không và suy nghĩ lan man… Vả chăng lúc nầy chàng thật khó lòng nghĩ đến một điều gì cụ thể. Chàng ao ước được mê man đi, được quên hết tất cả đề rồi thức dậy và làm lại một cuộc đời mới mẻ hoàn toàn.
Nhìn sang đầu ghế bó trống, chàng lẩm bẩm:
– Tội nghiệp cô bé. Cô ta sẽ tính lại, khóc lóc, rồi mẹ cô sẽ rõ chuyện – Thế là, đánh đập xỉ vả cô ta cho kỳ đau đớn nhục nhã, có thể còn đuổi cô ra khỏi nhà nữa… Cho là không bị đuổi chăng thì cũng có một mụ Darya Frantxovna nào đó đánh hơi được câu chuyện, thế là cô bé sẽ lăn lóc hết tay nầy sang tay khác… Rồi ngay sau đó là vào nhà thương bước đường tất nhiên xưa nay của các cô gái sống quá nết na bên cạnh mẹ nhưng lại giấu mẹ đi ăn mảnh rồi sau đó… sau đó lại vào nhà thương… rượu chè… tiệm xá… rồi lại nhà thương… hai ba năm sau thì chỉ còn là một người tàn phế. Ấy mới mười tám, mười chín tuổi mà đã đi đến cái nước ấy… thế là xong! Ta lại chưa thấy khối những trường hợp như thế sao? Nhưng làm sao họ lại đến nỗi như vậy. Ồ! Thôi, phớt di! Sự đời là phải thế! Họ bảo mỗi năm tất phải có một tỷ lệ phần trăm nào đấy đến khi đi đâu không rõ, chắc là cho về nhà ma… để kẻ khác dễ thở và để khỏi vướng chân họ. Một tỷ lệ phần trăm! Họ dùng chữ tài thật. Nghe mà yên tâm hẳn lại, ra vẻ khoa học lắm đã nói “phần trăm” thì không còn phải lo lắng gì nữa. Ồ giá là một chữ khác thì… có lẽ sẽ đáng lo ngại hơn. Mà ví như Duneska vì một lý do nào đó, bị rơi vào cái số tỷ lệ phần trăm nầy thì sẽ ra sao?… Không rơi vào số nầy thì lại rơi vào số khác?
“Nhưng mình đang đi đâu thế nầy? – chàng chợt nghĩ – Lạ thật. Mình ra đi có mục đích kia mà. Đọc thư xong là mình ra đi… Ờ, nhớ ra rồi, phải đến nhà Razumikhin ở đảo Vaxili. Nhưng để làm gì mới được chứ. Mà sao tự dưng mình lại nẩy ra cái ý đến nhà Razumikhin. Kể cũng lạ!”.
Chàng cũng tự lấy làm lạ với mình. Razumikhin là một người bạn học cũ của hàng ở Đại học. Điều đáng chú ý là hồi còn đi học, Raxkonikov hầu như không có bạn bè; chàng tránh mọi người, không đến nhà ai mà cũng không thích tiếp ai. Vả lại chẳng bao lâu mọi người cũng xa lánh chàng. Chàng không bao giờ tham gia vào những cuộc hội họp, những buổi chuyện trò, những cuộc vui chung của bạn bè. Chàng ra sức miệt mài học tập không hề nương nhẹ mình, bạn bè kính nể chàng cũng vì thế, nhưng không ai mến chàng.
Chàng rất nghèo, kiêu ngạo đến khinh người và ít cởi mở lúc nào trông chàng cũng như đang nghiền ngẫm một chuyện gì thầm kín. Một số bạn cùng lớp nhận thấy chàng có một lối nhìn khinh khỉnh, kể cả đối với họn họ, coi họ như trẻ con, dường như tự cho mình hơn hẳn họ về trí thông minh, về trình độ hiểu biết, và về các quan niệm tư tưởng, và xem những niềm tin tưởng, những hứng thú của họ như một cái gì thấp kém.
Tuy vậy, không rõ vì sao, chàng cùng đã kết thân với Razumikhin, nói đúng ra thì không phải là kết thân, nhưng đối với anh nầy chàng cởi mở thẳng thắn hơn với mọi người khác. Vả chăng, với Razumikhin thì cũng không thể nào đối xử khác thế được. Anh là một chàng thanh niên cực kỳ vui tính và cởi mở xuề xoà, tất bụng đến gần như ngây ngô. Nhưng cái bề ngoài ngây ngô ấy lại che giấu một trí tuệ sâu sắc và một tâm hồn biết tự trọng. Các bạn thân nhất đều biết rõ điều đó, và mọi người đều yêu mến anh. Anh không khờ khạo tí nào, tuy đôi khi quả thật có ngây thơ. Hình thức bên ngoài của anh chàng khá tiêu biểu: cao, gầy, râu bao giờ cũng cạo dối nham nhở, tóc đen láy. Thỉnh thoảng anh cũng nổi cơn phá quấy và xưa nay vẫn có tiếng là khỏe như vâm. Có một bận, đang đêm, trong khi rong chơi với bạn bè, anh đã đánh ngã một viên cảnh sát cao gần hai thước. Anh có tài uống rượu liền tù tì bao nhiêu cũng hết, song cũng có thể nhịn hẳn không uống qua lấy một giọt, thỉnh thoảng anh ta cũng vui chơi phóng đãng quá mức, nhưng cũng có thể hoàn toàn kiềm chế mình. Ở Razumikhin còn một điều đáng chú ý nữa là dù có thất bại ê chề anh cũng không hề nao núng, dù hoàn cảnh bị đát đến đâu anh cũng không sờn lòng. Chỗ nào anh cũng ở được, dù là trên nóc nhà cũng xong; những cơn rét xé da xé thịt, những trận đói cồn ruột cồn gan anh đều chịu được hết. Anh ta rất nghêo, và nhất thiết tự mình làm lấy đủ mọi công việc để kiếm tiền sinh sống. Anh ta biết số đầu mối có thể xoay được tiền, tất nhiên là bằng cách làm lụng. Có lần anh ta đã sống suốt một mùa đông mà không đốt lò sưởi quả quyết rằng như vậy lại đâm ra dễ chịu hơn, vì lạnh ngủ ngon hơn. Lúc nầy anh đang phải bỏ học, nhưng anh tin là chỉ bỏ học trong một thời gian ngắn thôi, và anh hối hả cố gắng hết sức xoay chuyển tình thế để có thể tiếp tục theo học. Đã hơn bốn tháng nay, Raxkonikov không đến nhà anh và Razumỉkhin cũng không biết chàng ở đâu nữa. Cách đây hai tháng, có lần hai người tình cờ gặp nhau ngoài phố, song Raxkonikov đã quay mặt đi và bước sang vỉa hè bên kia để anh ta khỏi trông thấy. Tuy đã nhận ra chàng mười mươi, Razumikhin cũng cứ làm lơ bước thẳng vì không muốn làm phiền bạn!