Đáng chú ý hơn cả là ngay đến phút cuối cùng Piotr Petrovich cũng không ngờ câu chuyện sẽ kết thúc như thế. Ông ta đã vững tâm đến cùng, thậm chí cũng không hề thoáng có ý cho rằng hai người đàn bà cùng khổ và không nơi nương tựa ấy lại có thể thoát ra ngoài uy lực của mình. Sở dĩ ông ta dám tin chắc như vậy là vì cái tính huênh hoang và tự tin cao độ mà giá gọi là tính tự hâm mộ thì đúng hơn cả. Vốn là một người xuất thân chỉ có hai bàn tay trắng, Piotr Petrovich đã quen tật khâm phục mình, tôn sùng trí thông minh và năng lực của mình, thậm chí thỉnh thoảng, nhân lúc không có ai, lại còn mê mải ngắm nghía mặt mình trong gương nữa. Nhưng trên đời cái mà ông ta yêu nhất vả ton sùng nhất là tiền bạc ông kiếm được bằng công sức và đủ các phương tiền khác: nó đưa ông tên ngang hàng với những kẻ có địa vị cao hơn ông.
Vừa rồi khi chua chát nhắc lại cho Dunia rằng ông ta đã câm tâm lấy nàng bất chấp những điều nầy tiếng nọ, Piotr Petrovich nói một cách hoàn toàn thành thật và thậm chí lại còn phẫn uất sâu sắc trước sự “vong ân bội nghĩa” đó. Thế nhưng dạo đến dạm hỏi Dunia ông ta đã biết chắc mười phần rằng những lời đồn đại hoàn toàn vô căn cứ ấy đã được bà Marfa Petrovna bác bỏ trước công chúng và đã từ lâu khắp thị trấn không còn ai tin nữa; mọi người đều hăng hái thanh minh cho nàng. Vả chăng ngay bây giờ ông ta cũng sẵn sàng không chối cãi rằng từ dạo ấy ông cũng biết thế. Tuy vậy ông vẫn đánh giá rất cao cái việc làm quả quyết của ông là đã ra tay tế độ đỡ Dunia lên ngang mình, và vẫn coi đó là một kỳ công. Vừa rồi, nói rõ điều nầy ra với Dunia, chính là ông đã nói lên cái ý nghĩ thầm kín mà ông vẫn hằng nâng niu ấp ủ, và ông không hiểu nổi tại sao những người khác lại không hân hoan khâm phục cái kỳ công của mình. Khi đến thăm Raxkonikov, ông đã bước vào phòng chàng với cảm giác của một vị ân nhân sẵn sàng gặt lấy kết quà những ơn huệ mình đã gieo ra và nghe những lời tán tụng hết sức ngọt ngào. Và dĩ nhiên ngay bây giờ đây trong khi bước xuống thang gác, ông cũng coi như mình bị quên ơn và bị xúc phạm đến cùng cực.
Còn như Dunia thì ông ta không thể hiểu được; từ bỏ nàng đối với ông ta là một việc không sao tưởng tượng nổi. Từ lâu, đã mấy năm nay rồi ông ta khoái trá mơ tưởng đến hôn nhân, nhưng vẫn dằn lòng gom góp cho nhiều tiền bạc và chờ đợi. Ông ta say sưa thầm ước một người con gái có đức hạnh và nghèo (nhất định phải nghèo mới được), rất trẻ, rất xinh, cao thượng và có học thức, rất sợ hãi trước những tai hoạ dồn dập đã trải qua và hoàn toàn phục tùng ông ta, một người con gái suốt đời xem ông ta như vị cứu tinh, vị ân nhân của mình, sùng mộ, quỵ luỵ: thán phục ông ta và chỉ mình ông ta mà thôi. Ông đã xây dựng trong tưởng tượng bao nhiêu cảnh thần tiên, bao nhiêu chuyện khoái lạc trên cái đề tài hấp dẫn và vui thú nầy trong những giờ nghỉ ngơi yên tĩnh! Và đây, giấc mơ bao nhiêu năm qua nay đã gần thành sự thực: nhan sắc và học vấn của Avdotia Romanovna đã khiến ông ta kinh ngạc; tình cảm điêu đứng của nàng đã kích thích ông ta đến cùng cực ở nàng còn có một cái gì hơn cả những điều ông hằng mơ ước: một cái gái kiêu kỳ, cương nghị, có đức hạnh, có học thức và thông minh hơn ông ta (ông ta cũng cảm thấy thế, mà lại sẽ đội ơn ông suốt đời một cách tôi mọi vì cái công ơn tế độ của ông, sẽ sùng kính cúi rạp xuống trước mặt ông, còn ông thì sẽ làm vị chúa tể uy quyền vô hạn… Như có chủ ý, trước đấy ít lâu sau một thời gian dài suy xét và chờ đợi, cuối cùng ông đã nhất quyết thay đổi con đường công danh và bước vào một lĩnh vực hoạt động rộng rãi hơn để dần dần leo lên một môi trường xã hội cao hơn mà ông đã từ lâu mơ ước một cách khoái lạc. Tóm lại, ông ta đã quyết định thăm dò Petersburg. Ông ta biết rằng dùng phụ nữ có thể thu lợi rất nhiều. Nhan sắc của một người đàn bà đức hạnh và có học thức có thể tô điểm cho con đường công danh của ông rực rỡ lạ lùng, thu hút kẻ khác đến cạnh ông, tạo nên một áng hào quang quanh ông… thế mà bây giờ tất cả đều đổ sụp tan tành! Cuộc đoạn tuyệt đột ngột và kỳ quái vừa qua giáng xuống đầu ông ta như một tiếng sét. Đó là một trò đùa gì rất quái gở và vô lý! Ông ta chi mới hơi xấc già một tí; thậm chí ông ta cũng chưa kịp bày tỏ cho hết nữa, ông chỉ đùa nhả hơi quá trớn một chút, thế mà cơ sự lại đi đến một kết cục nghiêm trọng như vậy.
Xét cho cùng ông ta cũng yêu Dunia theo một lối riêng, ông ta đã thống trị nàng trong tưởng tượng – thế mà đùng một cái. Không! Mai, ngay từ ngày mai phải khôi phục, uốn nãn lại, hàn gắn lại, và nhất là phải tiêu diệt cái thằng nhóc con xấc láo ấy đi, vì chính nớ gây ra tất cả. Với một cảm giác khó chịu. Ông ta nhớ đến Razumikhin… nhưng chỉ lát sau ông ta yên tâm hắn về mặt nầy: “Một thằng như thế thì đặt ngang hàng với ta thế nào được!” Nhưng người mà ông ta e sợ thật sự chính là Xvidrigailov… Nói tóm lại, còn phải rầy rà nhiều…
– Không, con mới là người có lỗi hơn cả. – Dunia vừa nói vừa ôm hôn mẹ, – vì con ham tiền nên mới đến nỗi thế, nhưng anh ạ, em thề rằng trước đây em không ngờ hắn lại đê hèn đến thế. Nếu em biết rõ hắn từ trước, không có gì có thể phủ dụ em! Anh đừng kết tội em, anh ạ
– Đội ơn Chúa! Đội ơn Chúa! – Punkheria Alekxandrovna lẩm bẩm, vẻ bàng hoàng như chưa hiểu rõ hẳn những việc vừa xảy ra.
Ai nấy đều mừng rỡ, và năm phút sau họ lại còn cười to lên nữa. Chỉ riêng Dunia thỉnh thoảng tái mặt đi và chau mày khi ôn lại việc vừa qua, bà Punkheria Alekxandrovna cũng không ngờ mình sẽ vui mừng thế nầy. Mới sáng nay thôi bà còn hình dung việc cự tuyệt Lugin như một tai hoạ ghê gớm. Nhưng Razumikhin thì hân hoan đến cùng cực. Anh cùng chưa dám biểu lộ hết niềm hân hoan đó ra, nhưng cứ run run như lên cơn sốt, tựa hồ vừa mới cất được một khối sắt nặngơ hàng chục cân đè lên ngực Bây giờ anh có thể hiến dâng cho họ cuộc đời anh, có thể phụng sự họ… Bây giờ thì việc gì mà anh chẳng làm được. Tuy vậy anh lại càng hoảng hốt xua đuôi những ý nghĩ kéo theo và thấy sợ trí tưởng tượng của mình. Chỉ có Raxkonikov vẫn ngồi nguyên chỗ cũ, vẻ mặt lầm lì và lơ đãng nữa. Chàng là người đã khẩn thiết hơn ai hết đòi phải cự tuyệt Lugin, nhưng bây giờ lại dường như ít quan tâm đến việc vừa xảy ra hơn ai hết. Dunia bất giác nghĩ rằng chàng vẫn giận mình lắm. Bà Punkheria Alekxandrovna sợ sệt đưa mắt nhìn con trai.
– Thế Xvidrigailov nói với anh những gì? – Dunia lại gần anh hỏi.
– À phải! – bà Punkheria Alekxandrovna kêu lên.
Raxkonikov ngẩng đầu lên nói:
– Hắn nhất thiết muốn biếu em một vạn rúp và tỏ ý muốn gặp em một lần nữa trước mặt anh.
– Gặp à! Không đời nào! – bà Punkheria Alekxandrovna kêu lên, – mà sao ông ta lại dám nói chuyện biếu xén tiền nong với nó!
Raxkonikov thuật lại một cách hơi khô khan buổi nói chuyện với Xvidrigailov, bỏ qua chuyện oan hồn Marfa Petrovna hiện về để khỏi phải nói lan man, và vì không muốn nói bất cứ chuyện gì ngoài những điều tối cần thiết.
– Thế anh trả lời ra sao? – Dunia hỏi.
– Lúc đầu anh bảo là sẽ không nói lại với em gì hết. Hắn ta mới tuyên bố là sẽ dùng đủ mọi cách để tìm gặp em cho kỳ được. Hắn bảo rằng tình cảm của hắn đối với em ngày trước chỉ là chuyện vớ vẩn và bây giờ hắn không cảm thấy yêu đương gì nữa hết… hắn ta không muốn em lấy Lugin. Nói chung hắn nói năng rất khó chịu.
– Anh thấy ông ấy thế nào, anh Rodia? Cảm tưởng của anh ra sao?
– Thú thật anh cũng không hiểu rõ chút nào. Xin biếu một vạn đồng nhưng lại nói là mình không giàu. Tuyên bố là sẽ đi đâu đấy, nhưng mười phút sau lại quên khuấy là mình có nói đến chuyện ấy. Bỗng dưng lại nói mình muốn lấy vợ và người ta đã mối lái cho mình rồi… Dĩ nhiên hắn có những mục đích gì đấy, có lẽ là những mục đích xấu xa. Nhưng vẫn khó lòng mà giả định rằng hắn ta có thể hành động một cách ngu xuẩn như thế, nếu quả hắn có những ý định đen tối nhằm hại em; nếu thế thì lạ quá… Dĩ nhiên anh đã thay mặt em dứt khoát khước từ số tiền ấy. Nói chung anh thấy hắn ta rất kỳ dị và… thậm chí còn có những dấu hiệu điên rồ nữa. Nhưng có thể anh nhầm; có lẽ đây chỉ là một lối vờ vĩnh. Cái chết của Marfa Petrovna hình như đã gây cho hắn một ấn tượng khá…
– Lạy Chúa cho linh hồn bà được yên nghỉ! – Punkheria Alekxandrovna thốt lên, – mẹ sẽ suốt đời cầu nguyện cho linh hồn bà ta! Dunia ạ, nếu không có ba ngàn rúp ấy thì bây giờ mẹ con ta sẽ ra sao đây! Lạy Chúa, cứ như trên trời rơi xuống ấy! Ồ, Rodia ạ, sáng nay hai mẹ con chỉ còn vẻn vẹn có ba rúp, mẹ với Dunia cứ tính cách đem cầm chiếc đồng hô càng sớm càng tốt để khỏi hỏi tiền của hắn trước khi hắn đưa.
Dunia hình như ngạc nhiên quá đỗi vì lời đề nghị của Xvidrigailov. Nàng cứ đứng yên suy nghĩ hồi lâu.
– Chắc lão ấy đã bày ra một quỷ kế gì ghê gớm lắm đây! – nàng nói thì thầm một mình, người gần như run lên.
Raxkonikov để ý thấy vẻ hốt hoảng quá đáng của nàng.
– Có lẽ anh sẽ còn phải gặp lão nhiều lần nữa – chàng nói với Dunia.
– Ta sẽ theo dõi hắn. Tôi sẽ tìm ra – Razumikhin quả quyết nói. – Tôi sẽ không rời mắt! Rodia cho phép tôi. Lúc nãy anh ấy nói: “Hãy bảo vệ em tôi”. Thế cô có cho phép tôi không, cô Avdotia Romanovna?
Dunia mỉm cười và đưa tay ra cho anh, nhưng gương mặt vẫn giữ vẻ lo lắng. Bà Punkheria Alekxandrovna rụt rè đưa mắt nhìn nàng; tuy vậy, số tiền ba nghìn rúp hình như cũng đã làm cho bà yên lòng.
Mười lăm phút sau mọi người đều bàn tán sôi nổi. Ngay cả Raxkonikov, tuy không góp chuyện, cũng chăm chú lắng nghe một lúc. Razumikhin nói rất hùng hồn.
– Việc gì, việc gì bà và cô phải đi đâu! – anh say sưa nói, giọng nhiệt thành, – về cái thị trấn ấy làm gì? Cái chính là ở đây chúng ta đông đủ và rất cần có nhau, cần lắm, xin hiểu cho tôi! Ấy, ít nhất là một thời gian… Còn tôi thì xin bà và cô xem như một người bạn, một người cộng tác, và xin cam đoan rằng chúng ta sẽ mưu toan một việc rất hay. Đây, tôi sẽ trình bày tỉ mỉ cho các vị nghe cả một kế hoạch! Sáng sớm nay, khi chưa có việc gì xảy ra, tôi đã chợt nghĩ ra được. Số là thế nầy: tôi có một ông chú (tôi sẽ xin giới thiệu để các vị làm quen: một ông già rất tốt và rất đáng kính). Ông ta có một nghìn rúp vốn liếng hiện không cần đến vì vẫn sinh sống bằng sổ hưu bổng. Đã hai năm nay chú tôi cứ nài tôi nhận lấy số tiền một nghìn rúp ấy và hàng năm trả lãi sáu phân cho ông ta. Tôi hiểu thừa đi: chẳng qua ông cụ muốn giúp đỡ tôi; nhưng năm ngoái tôi không cần, còn năm nay tôi cứ mong ông ta lên đây và đã quyết định lấy số tiền đó. Ba người sẽ góp thêm vào đây một nghìn rúp nữa, lúc đầu thế là đủ cho công ty chúng ta. Thế ta sẽ làm gì?
Đến đây Razumikhin bắt đầu trình bày dự định của mình và nói đi nói lại rằng hầu hết bọn chủ hiệu sách và nhà xuất bản của ta đều ít hiểu biết về sách vở cho nên thường làm việc xuất bán rất tồi, còn các nhà xuất bản khá thì nói chung sách bán rất chạy và kiếm được khá nhiều lãi. Chính Razumikhin đang mơ ước nghề xuất bản: anh đã hai năm làm việc cho kẻ khác và biết ba thứ tiếng châu Âu khá thạo; tuy cách đây sáu hôm anh có nói với Raxkonikov là tiếng Đức mình “schwach”1 để cho chàng chịu cầm lấy nữa số trang dịch và ba đồng rúp tạm ứng: hôm ấy anh nói dối, và Raxkonikov cũng biết thế.
– Việc gì, việc gì chúng ta lại bỏ lỡ cơ hội, trong khi chúng ta nắm được một trong những phương tiện chù yếu: chúng ta có vốn riêng? – Razumikhin sôi nối lên. – Dĩ nhiên cần phải bỏ nhiều công sức, thì ta sẽ ra công, sợ gì, cô Avdotia Romanovna, tôi và Rodion… bây giờ có những nhà xuất bản lãi khá to. Và cơ sở chủ yếu của doanh nghiệp là phải nghĩ xem cụ thể cần dịch những gì! Chúng ta sẽ vừa dịch, vừa xuất bản, vừa học với nhau. Bây giờ tôi có thể giúp ích được, vì tôi có kinh nghiệm. Đã gần hai năm nay tôi lặn lội ở các nhà xuấ bản, và biết hết mánh lới của họ, không có gì hóc hiểm lắm đau, thật đấy! Và việc gì, việc gì cờ đến tay lại không phất! Tôi biết hai ba tác phẩm (tôi vẫn giữ bí mật) mà chỉ riêng cái ý đem dịch và xuất bản thôi cung đủ đưa lại mỗi quyển một trăm rúp rồi, riêng có một quyển thì chỉ riêng cái ý đem dịch thôi có trả tôi năm trăm tôi cũng không lấy. Thế mà nếu đem bán với họ thì có lẽ họ còn phân vân đấy nhé, họ đần lắm! Còn về công việc ấn loát, giấy má, phát hành thì cứ giao cho tôi! Tôi thuộc làu ra rồi! Lúc đầu ta sẽ làm nhỏ đã, rồi dần dần làm ăn to hơn. Ít nhất cũng có miếng ăn và dù sao cũng bù được vốn.
Mắt Dunia sáng long lanh.
– Những điều ông vừa nói làm tôi thích quá, Dmitri Prokofich ạ, – nàng nói.
– Tôi thì dĩ nhiên chẳng biết gì về công việc nầy, – bà Punkheria Alekxandrovna tiếp lời. – có lẽ thế mà hay, nhưng cũng chưa biết chừng. Công việc nầy nó mới quá, không biết thế nào. Dĩ nhiên ta phải ở lại đây đã, ít nhất là một thời gian…
Bà đưa mắt nhìn Rodia.
– Anh nghĩ sao hở anh. – Dunia hỏi.
– Anh nghĩ rằng ý của cậu ấy rất hay, – chàng đáp – Dĩ nhiên chưa nên nghĩ quá sơm đến chuyện thành lập một công ty lớn, nhưng quả có thể xuất bản dăm, sáu quyển chắc chắn thành công. Chính anh cũng biết một tác phẩm nhất định bán chạy. Còn về vấn đề cậu ấy có biết công biết việc hay không thì không còn hồ nghĩ gì nữa: cậu ấy thạo lắm. Vả chăng ta còn khối thì giờ bàn thêm!
– Ura! – Razumikhin reo lên – Bây giờ thế nầy, ở đây có một căn nhà riêng ngay trong toà nhà nầy cùng chủ đấy. Đó là một căn riêng biệt, không ăn thông với những buồng ngủ trọ nầy, có đủ bàn ghế, giá phải chăng, có ba phòng. Iìà và cô hãy tạm ở đấy. Đồng hồ thì mai sẽ mang đi cầm và đem tiền lại, rồi mọi việc sẽ ổn. Cái chính là cả ba người có thể ở chung, cả Rodia nữa… Kìa cậu đi đâu thế Rodia?
– Kìa, Rodia, con đã đi rồi sao? – bà Punkheria Alekxandrovna hỏi, vẻ hoảng hốt.
– Lại bỏ đi vào lúc nầy! – Razumikhin kêu lên.
Dunia nhìn anh, vẻ ngạc nhiên và bỡ ngỡ, tay cầm chiếc mũ lưỡi trai, chàng đang sắp sửa bước ra ngoài.
– Cứ như thể các người đem tôi đi chôn hay vĩnh biệt tôi không bằng, – chàng nói, giọng nghe rất quái gở. Chàng tựa hồ như mỉm cười, nhưng không còn gì khác một cụ cười hơn thế nữa. – Mà biết đâu, có thể chúng ta trông thấy mặt nhau lần nầy là lần cuối cùng, – chàng đột nhiên nói thêm.
Hình như chàng nghĩ thầm một mình như thế, nhưng không hiểu sao buột mồm nói to lên.
– Kia con làm sao thế? – Bà cụ kêu lên.
– Anh đi đâu thế Rodia? – Dunia hỏi, giọng nghe rất lạ.
– Tôi cần phải đi, – chàng đáp bâng quơ, như phân vân không muốn nói rõ. Trên gương mặt xanh xao của chàng hiện rõ một quyết tâm dứt khoát.
– Tôi muốn nói… khi đến đây… tôi muốn nói với mẹ… và em Dunia rằng chúng ta nên xa nhau ít lâu thì hơn. Tôi không được khỏe, trong người thấy bứt rứt lắm… sau tôi sẽ đến, chính tôi sẽ tự đến, khi nào… có thể. Tôi nhớ mẹ và em, tôi thương… Xin cứ mặc tôi! Để cho tôi một mình! Tôi đã quyết định như vậy từ trước… Tôi đã quyết định dứt khoát… Dù có phải thế nào chăng nữa… dù tôi có chết hay không, tôi cũng muốn một mình. Xin quên hẳn tôi đi. Như thế tốt hơn… Đừng hỏi han gì tôi. Khi nào cần, tôi sẽ đến… hay mời mẹ và em đến. Có lẽ mọi việc sẽ được cứu vãn! Còn bây giờ, nếu mẹ và em còn yêu tôi, xin đừng tìm tôi nữa… Nếu không, tôi sẽ thù ghét hai người, tôi cảm thấy thế… Thôi xin từ biệt!
– Trời ơi! – bà Punkheria Alekxandrovna kêu lên.
Cả hai mẹ con đều khiếp sợ đến cùng cực; Razumikhin cũng thế.
– Rodia, Rodia! Ta hoà giải với nhau đi, mẹ con mình sẽ lại như trước! – người mẹ đáng thương kêu lên.
Raxkonikov chậm rãi quay đi và chậm rãi bước ra cửa. Dunia bước theo.
– Anh! Sao anh nỡ xử với mẹ như thế! – nàng thì thào, mắt quắc lên vì căm giận.
Chàng gườm gườm nhìn Dunia.
– Không có gì đâu, tôi sẽ đến, tôi sẽ lui tới – chàng lẩm bẩm như không biết rõ mình định nói gì, đoạn bước ra khỏi phòng.
– Thật là ích kỷ, độc ác, táng tận nhân tình! – Dunia kêu lên.
– Anh ấy điên chứ không phải thế đâu! Anh ấy điên rồi! Chã nhẽ cô không thấy hay sao? Chính cô táng tận nhân tình thì có! – Razumikhin ghé sát vào tai nàng thì thầm giọng khẩn khoản, tay xiết chặt tay nàng.
Bà Punkheria Alekxandrovna như người mất hồn.
Razumikhin quay về phía bà nói vội:
– Tôi trở về ngay! – rồi chạy ra ngoài.
Raxkonikov đợi anh ở cuối hành lang.
– Tôi biết là cậu sẽ chạy ra. – chàng nói. – Cậu hãy quay lại với họ và ở lại với họ… Mai cũng thế, và ở lại mãi mài… Tôi… có lẽ tôi sẽ đến, nếu có thể. Từ biệt cậu.
Đoạn chàng bỏ đi, không chìa tay ra cho bạn.
– Nhưng cậu đi đâu mới được chứ? Cậu làm sao thế? Lẽ nào lại như thế… – Razumikhin thảng thốt nói lắp bắp. Raxkonikov dừng lại một lần nữa.
Tôi nói lần nầy là lần cuối cùng: đừng bao giờ hỏi han gì tôi nữa hết. Tôi không biết nói thế nào để trả lời cậu… Đừng đến nhà tôi. Có lẽ tôi sẽ tự đến đây. Cậu để mặc tôi, còn mẹ và em tôi… thì cậu đừng bỏ họ. Cậu hiểu tôi chưa?
Trong hành lang tối om, hai người đứng cạnh một ngọn đèn, họ im lặng nhìn nhau khoảng một phút.
Suốt đời Razumikhin sẽ nhớ mãi phút nầy. Đôi mắt nẩy lửa của Raxkonikov nhìn trừng trừng vào mắt anh, dường như mỗi lúc một xói sâu thêm vào tâm hồn, vào ý thức anh, Razumikhin giật mình. Dường như vừa có một cái gì khủng khiếp vụt qua giữa hai người. Một ý nghĩ nào đó lóe ra như một lời ám dụ: một cái gì ghê gớm, quái gở vụt hiện lên, và cả hai đều hiểu …
Razumikhin tái nhợt đi như một xác chết.
– Bây giờ thì cậu hiểu rồi chứ? – Raxkonikov bỗng lên tiếng, mặt co rúm lại một cách đau đớn… – Cậu quay lại với họ đi, – chàng nói thêm và quay phắt đi ra khỏi nhà…
Bây giờ tôi sẽ không thuật lại những gì đã diễn ra ở buồng bà Punkheria Alekxandrovna tối hôm ấy, những là Razumikhin quay lại an ủi hai mẹ con ra sao, những là anh quả quyết rằng Rodia đang ốm cần phải nghĩ ngơi, rằng chàng nhất định sẽ trở lại, rằng chàng đang bị khủng hoảng tinh thần, không nên khuấy động thêm; những là anh ta sẽ theo dõi chàng, tìm cho chàng một bác sĩ thật giỏi, hay cả một hội đồng bác sĩ nữa…
Nói tóm lại, kể từ tối hôm ấy Razumikhin đã trở thành người con và người anh trong gia đình họ.
Yếu, kém kinh nghiệm ↩