Ông Trần Tử Bình từng được Đảng cộng sản Việt nam coi là một công thần của đảng. Ông xuất thân từ phu đồn điền cao su Phú Riêng, Nam Bộ, lãnh đạo phong trào đấu tranh đòi quyền lợi của phu đồn điền từ hồi 1930, 1931. Ông bị tù đày đi Côn Đảo, sau Tổng khởi nghĩa 1945 ông vào quân đội, làm chính uỷ trường Lục Quân, về sau được bầu vào ban chấp hành trung ương đảng tại đại hội 3 (tháng 12-1960) rồi nhận chức vụ rất quan trọng: dại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Việt nam Dân Chủ Cộng Hòa ở Bắc Kinh, thay cho ông Hoàng Văn Hoan vừa vào Bộ chính trị. Ông mất vì bệnh sau khi làm nhiệm vụ thắt chặt tình hữu nghị Việt – Trung gần 10 năm.
Lẽ ra ông được chôn cất ở nghĩa trang Mai Dịch, nơi dành cho những cán bộ được đánh giá là có công của đảng và nhà nước. Trong quân đội phải là cấp tướng mới được nằm trong nghĩa trang ấy. Thế nhưng ông chỉ được nằm yên nghỉ ở Văn Điển, với dân thường. Có lẽ ông là uỷ viên trung ương đảng cực kỳ hiếm hoi bị thất sủng đột ngột. Lý do vì sao? Chẳng ai giải thích cả. Có người cho rằng vì ông bị kết tội là Mao-ít quá nhiều, quá nặng. Oan cho ông, vì điều lệ đảng từ năm 1951 ở Đại hội lần thứ hai trên Việt Bắc đã ghi rõ tư tưởng Mao Trạch Đông là cơ sở lý luận của Đảng lao động Việt nam kia mà! Hoặc vì ông không ép nổi phía Trung Quốc thực hiện cam kết từ năm 1963 rằng nếu Mỹ đụng vào miền Bắc bằng không quân, hải quân hay bộ binh thì Trung Quốc sẽ lập tức tham chiến bằng hành động và lực lượng tương đương, bằng máy bay, tàu chiến hoặc các sư đoàn chính quy tùy theo tình hình. Sau này ông Mao bị chất vấn, đã trả lời xuề xòa rằng: ấy, các đồng chí lãnh đạo quân sự của chúng tôi đã tỏ ra hăng hái quá đáng? (Theo lời kể của tướng Lê Quang Đạo với một số sĩ quan quân đội). Vong linh ông Trần Tử Bình vẫn có thể bình yên khi biết rằng ông Thượng tướng Chu Văn Tấn, con hùm Bắc Sơn, người sáng lập ra đội du kích Bắc Sơn hồi 1943 cũng không có chỗ ở nghĩa trang Mai Dịch. Ông chết ở quân y viện 108, lặng lẽ, không một lời cáo phó trên báo. Còn tệ hơn thế, khi gia đình ông đem bức ảnh thờ ông mặc quân phục với quân hàm thượng tướng, 3 sao vàng chóe trên nền kim tuyến, 20 huân chương và huy hiệu trên ngực thì liền bị một cán bộ của cục bảo vệ quân đội giật lấy, xé đôi và gọi ông là: tên phản bội?
Tướng Đặng Kim Giang, phó chủ nhiệm Tổng chục hậu cần, trực tiếp đảm nhận việc tiếp tế hậu cần cho chiến dịch Điện Biên Phủ cũng vậy. Ông chết trong tù trước năm 1975, đám ma lèo tèo mấy chục người, không kèn không trống, không điếu văn! Các vị trên đây không hề bị xử ở tòa án nào, không ai bị tước quân tịch, nhưng vẫn bị coi như là phạm pháp! Rồi đây ai sẽ khôi phục danh dự cho các ông. Tôi cũng nhớ đến đám tang của nhà văn lão thành 73 tuổi giáo sư Phan Khôi ở Hà nội dạo nào, chỉ có 5, 7 người thân đi đưa đám.
Có chuyện ngược đời là nhiều nhà văn, nhà thơ, trí thức có tài, uyên bác, đóng góp khá lớn cho nền văn hóa, học thuật trong nước thì bị coi thường, khi mất lại bị phân biệt đối xử, cho nằm nghỉ ở Văn Điển. Tất nhiên nhiều vị có đức độ, không màng công danh, không đòi gì cho riêng mình, nhưng đây là điều phi lý trong xã hội. Một Đào Duy Anh, một Vũ Ngọc Phan, một Nguyễn Công Hoan, một Nguyên Hồng, một Nguyễn Quân, cho đến một tác gia Lưu Quang Vũ, một giáo sư Bùi Huy Đáp, một nhà nông học Lương Đình Của, một họa sĩ Bùi Xuân Phái, một họa sĩ Nguyễn Gia Trí, một nhà nghiên cứu Bùi Công Trừng, kể ra còn có công lao và thành tích hơn biết bao vị nằm trong nghĩa trang Mai Dịch. Có lần một anh bạn nhà báo ở Sở Công An Hà nội cho biết, với giọng thoải mái ít thấy ở ngành an ninh:
– Ông ơi, báu gì cái nghĩa trang Mai Dịch mà nhiều ông cứ nhăm nhe để giữ chỗ. Ông có biết không? Khu đó ở gần nơi ở của nhiều đoàn văn công: Cứ đêm thứ bảy là các năm nữ tài tử họ vào trong ây để dở đủ các trò cho các cụ xem! Cả số học sinh trường thương nghiệp, trường đại học sư phạm cũng đèo nhau tới đó! Mai Dịch hay là dịch của ngày nay đó!
Rồi anh ta rỉ tai tôi:
– Xin báo để ông biết, một số người bất mãn không biết thổ lộ nỗi uất của mình ở đâu, còn chui hàng rào vào đó viết bậy rồi còn “bậy” cả lên mộ các cụ lớn nhất. Có một cụ lớn lắm, tôi không tiện nói tên, nhưng chắc là trù úm trong ngành tổ chức quá lắm nên bị đến mấy lần? Chỉ khổ cho anh em, gác ở đó, phải gánh nước đến rửa cọ làm vệ sinh, có khi còn phải gọi cả xe bơm nước của Sở vệ sinh thành phố đến dọn dẹp cả buổi nữa chứ! Các cụ nhà ta xưa nay thâm thúy thật, chúc nhau sau này được mồ yên, mả đẹp, để phúc đức lại cho con cháu được hưởng, quả là đã từng có nhiều kinh nghiệm.
Trên báo Đảng đã có quy định rất tỉ mỉ khi có quan chức qua đời, ai được đăng ở trang nhất, ai ở trang tư. Ai được ở đầu trang, ai ở giữa trang, ai ở gần cuối trang. Ai thì có ảnh và tiểu sử kèm theo, ảnh cỡ bao nhiêu, tiểu sử dài bao nhiêu. Cho đến tên gọi cũng phân biệt. Vị này trở lên thì được gọi là Cáo Phó, vị kia trở xuống thì gọi là Tin Buồn. Cáo phó là tiếng Tàu, cao hơn, quý phái hơn tiếng ta nôm na, bình dân! Cho đến lời phát biểu trước mộ cũng phân chia ra là: Điếu văn là cao nhất, Lời điếu là trung bình, trích phát biểu là thấp hơn, không đăng gì hết là thấp nhất! Hồi năm 1978, 1979, thành uỷ và uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh quyết định giải tỏa Nghĩa Trang Mạc Đĩnh Chi, một số thư của nhân dân, trong đó có cả gia đình đảng viên tập kết ra Bắc trở về khiếu nại, can ngăn, gửi tới báo Quân Đội Nhân Dân. Chúng tôi chuyển những thư ấy đến văn phòng thành uỷ và ghi rõ: Nên cân nhắc rất kỹ, việc này không nên làm vì thất nhân tâm quá, sẽ để lại hậu quả xấu rất lâu dài vì nhân dân ta có truyền thống quan tâm đến mồ mả.. Nhưng việc đã quyết định, cứ làm! Theo quan niệm của một số người lãnh đạo cộng sản thì “ngụy” mãi là “ngụy”, cả người sống và người đã chết, là công dân loại 2, hay không thể coi là công dân được. Nhường chỗ cho công dân loại 1, và cả người chết cũng phải đời đi để đó chướng mắt quá! Trong nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi có mấy trăm ngôi mộ. Từ tổng thống, bộ trưởng, đại tướng, trung tướng của chế độ cũ đến viên chức, nhà buôn, trí thức, thường dân. Tất cả phải dời đi trong thời gian ngắn. Quá hai tháng thì nhà nước sẽ làm, ủi phẳng phiu để xây dựng công viên Lê Văn Tám cho thiếu nhi. Thế là các cháu thiếu nhi ngây thơ được kéo vào một việc làm thất đức, thất nhân tám, mù quáng, đúng bản chất của những người lãnh đạo cộng sản cực đoan, chủ quan, kiêu ngạo, mất hết tình nhân ái vốn là truyền thống của dân tộc. Theo họ, lãnh tụ cao nhất thì có lăng, các vị quần thần thì có nghĩa trang lớn, rộng, đầy hoa và cây thông, dán thường thì ở nơi xa, đất xấu, luộm thuộm, còn dân “ngụy” thì vứt đi, tống đi thật xa cho khuất mất! Đây còn là một kiểu trả thù trịch thượng và ngu đốt, tự chuốc thêm thù oán. Tôi được biết rõ ông Mai Chí Thọ là người đề xướng và rắp tâm làm việc này không chút đắn đo, trên cương vị chủ tịch thành phố. Nghe nói quỹ đen của thành uỷ thu được nhiều vàng từ một số mộ. Ông Mười Hương, phó bí thư thành uỷ hồi đó, sau ra Hà nội làm Phó bí thư Thành ủy Hà nội, sau này là Trưởng ban Tổ chức chính quyền, cũng rất hãng hái trong việc “di dân đã chết” tàn ác này. ở Hà nội ông còn đóng vại chủ chốt trong chiến dịch X30, hồi giữa năm 1983, tịch thu một loạt nhà và xưởng tư nhân, trong đó có cơ sở của ông vua lốp Chẩm, của mấy anh lái máy bay và một thuyền trưởng ở làng Ngọc Hà, trên đường Nguyễn Du và phố chợ Hôm… Việc tịch thu không mảy may qua xét xử của tòa án, đến tận năm 1990 mới trả lại cho chủ cũ không một lời xin lỗi, sau khi đã tàn phá những cơ sở đó rồi. Phó bí thư thành ủy mà có quyền ra lệnh tịch thu nhà cửa của công dân, thật quả chưa ở đâu có. Tôi hỏi chuyện này một luật sư ở Hà nội vốn là chánh án tòa án nhân dân Hà nội đã nghỉ hưu. Ông ta lắc đầu, ngao ngán: thế là công dân Trần Quốc Hương tịch thu nhà của 30 công dân khác, theo đúng pháp luật mà nói là thế. Và cũng theo đúng pháp luật thì ông ta phải vào hỏa lò vì lạm quyền, hồ đồ, làm bậy! Cũng cần nói lên chính sách trả thù của một số người lãnh đạo ở đia phương đối với nghĩa trang. quân đội cũ ở giữa đường xa lộ từ Sài Gòn đi Biên Hòa. ở đây có cả ngàn mộ thuộc đủ các cấp từ binh nhì đến cấp tướng chết trong chiến tranh. Sau ngày 30-4-1975, khu vực này không còn được quản lý như trước nữa, ở trong hoàn cảnh gần như bị tàn phá, bỏ mặc cho gió mưa. Ngay từ hồi 1976, chúng tôi ghé thăm nơi đây gặp ông phó chủ tịch quận Thủ Đức còn rất trẻ và góp ý rằng: nên duy trì và mở rộng việc bán hương nến và hoa cho bà con đến viếng mộ của thân nhân; rằng những ngày lễ Tết, chính quyền địa phương nên tạo điều kiện cho xe đò phục vụ thêm chuyến. Người đã chết rồi càng không nên phân biệt đối xử. Vừa qua cuộc chiến tranh mang tính chất huynh đệ tương tàn, nên có cách nhìn thoáng rộng để gắn bó con dân một nước thành một khối, mọi sự phân biệt đều có hại? Thế nhưng sau một thời gian, khu vực này càng xuống cấp một cách tệ hại. Đã đến lúc nhìn lại tất cả những đối xử theo kiểu “lập trường giai cấp” cứng nhắc, máy móc và cực đoan như thế, bắt cả những người chết cũng bị phân biệt đối xử và trừng phạt. một thái độ trái đạo đức mà cũng thiếu khôn ngoan! Lấy oán báo ân Một số vùng càn cứ cũ từng nuôi dưỡng cán bộ và một số đơn vị bộ đội trong chiến tranh cho đến nay vẫn ở trong tình trạng đói nghèo và lạc hậu. Những lúc khó khăn nhất, bà con mang tài sản ra cống hiến, có khi không kể đền mạng sông của mình. Đến nay những nơi xa xôi hẻo lánh ấy như hoàn toàn bị lãng quên.
Có những trường hợp còn tệ hơn thế, nghĩa là coi những người từng giúp đỡ mình như kẻ thù, đối xử với họ thật tàn nhẫn. Ví như trường hợp của linh mục Chân Tín và ông Nguyễn Ngọc Lan. Tôi được quen biết hai ông từ khi tôi ở trong trại Davis đầu năm 1973, qua mấy nhà báo Pháp và Tây Đức. Linh mục Chân Tín rất quan tâm đến công bằng xã hội, đến hoàn cảnh bị đày đọa của tù nhân bị nhốt ở Côn Đảo ở khám lớn Sài Gòn, đặc biệt là anh chị em tù nhân cộng sản. Linh mục đã quyên góp nhiều tiền nong, áo quần, thuốc men để chuyển vào cho anh chị em bị tù ở khám lớn Sài Gòn, ở Côn Đảo và cả ở Phú Quốc nơi có hơn 2000 tù quân nhân, phần lớn sĩ quan và binh lính các đơn vị miền Bắc bị bắt trong chiến tranh. Linh mục đã đưa ra những kiến nghị sắc sảo đòi cải thiện chế độ lao tù, từ chỗ cấm chỉ nhục hình, tra tấn tù nhân đến chỗ khám bệnh, chữa bệnh, gửi thuốc men những người tù bị thương và đau ốm… Ông đòi cho tù nhân được thân nhân đến thăm nuôi, tiếp nhận thư từ gia đình gửi đến cũng như gửi thư của người lù về các gia đình họ… Linh mục cũng rất quan tâm đến cuộc sống của những tù chính trị. Ông Nguyễn Ngọc Lan khi còn là linh mục ở nhà thờ Kỳ Đồng cũng cố tìm cách liên lạc với đoàn đại biểu miền Bắc, biểu thị lòng mong muốn đất nước thanh bình, cả dân tộc được hòa hợp, phát huy nền văn hóa dân tộc phát triển giáo dục… Ông không dấu thiện cảm đối với những việc làm tốt ở miền Bắc hồi ấy như dạy ở các trường đại học bằng tiếng Việt, công việc khảo cổ, việc xuất bản các sách quý của các danh nhân dân tộc… Ông rất mong nhận được những tạp chí chuyên ngành khoa học của miền Bắc. Ông cũng từng ra căn cứ của quân giải phóng ở Bến Lức để bàn về chánh sách hòa hợp. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, tôi lại có dịp gặp gỡ hai ông, nói chuyện khá lâu ở trong dinh Độc Lập.
Về sau, hai ông rất băn khoăn về chính sách triệu tập những sĩ quan và viên chức cũ đi “học cải tạo” quá lâu, “không khác chi bị bất giam”, xem chừng không ổn, không có lợi “trái với những điều quý ông đã nói trước đây”, “làm xấu đi hình ảnh của nước mình với quốc tế… Hai ông đều không có lập trường chống cộng mà chỉ là phê phán những sai lầm của đảng cộng sản. Linh mục Chân Tín kêu gọi những người cầm quyền hãy “sám hối”, nghĩa là công khai thừa nhận sai lầm để sửa chữa, có khác gì điều mà những người cộng sản thường nói: thành khẩn tự phê bình để tiến bộ! Thế mà hai ông bị chụp mũ là kêu gọi giáo dân lật đổ chế độ, gáy rối, để rồi bị quản thúc suốt 3 năm!
Ông Nguyễn Ngọc Lan gầy nhưng không yếu. Tinh thần ông rất khỏe khoắn, lại hóm hỉnh. Đọc hồi ký của ông có thể thấy rõ bản lĩnh sống của một người công giáo dấn thân cho dân tộc. Ông thường nhắc hai câu của Nguyễn Trãi “Ung dung ta nói điều ta nghĩ, Cúi ngửa theo người quyết chẳng theo. Khi cán bộ công an đọc tập nhật ký của ông và tra hỏi thêm chi tiết, ông điềm tĩnh trả lời: “Không ai đọc nhật ký của người khác lại hỏi thêm chi tiết!”. Khi họ hỏi vặn: bữa cơm ấy có những ai? Ông đáp: Tôi không quen tường trình về khách bạn của tôi. Khi họ chất vấn: sao ông lại gửi nhật ký ra nước ngoài? ông cười: Các ông tịch thu của tôi, nay tôi càng thấy gửi ra nước ngoài là đúng: (ông đã sao một bản để gửi đi từ trước khi bị bắt). Mấy cậu công an lo ngại: ở ngoài họ sẽ in! Ông lại cười mũi: không lẽ tôi viết để dành cho những người cưỡng đoạt nhật ký của tôi đọc một mình! Thật là khẩu khí bỡn cợt mà đĩnh đạc. Đến khi họ đưa bút, giấy, bắt ông khai thêm trên giấy tờ, ông đáp: Tôi sẽ không viết gì cả, 2000 trang nhật ký là quá nhiều rồi!
Họ bắt ông nói, tay họ sẵn sổ để ghi chép, ông vẫn cười gằn: Tôi không nói, tôi ở tư thế bị dí súng vào họng, không có tự do thì có gì để mà nói!
Cuối cùng cán bộ an ninh đấu dịu, nói với linh mục Chân Tín mời ông cộng tác với chúng tôi, chúng tôi sẽ giao ông việc lớn. Linh mục đáp: 3 bài giảng sám hối của tôi là cộng tác với nhà nước rồi đó chớ? Thú vị thật, hai vị mất quyền công dân, bị quản thúc lại tự do ăn nói, đàng hoàng tự tin hơn bao giờ hết, còn những người cầm quyền trừng phạt họ thì bối rối, đuối lý và lép vế hẳn. Đối với một số vị cầm đầu đạo Phật cũng thế. Đảng và nhà nước xử sự tùy tiện, theo yêu cầu chính trị của riêng mình lừng lúc một, chưa bao giờ thật lòng tôn trọng tự do tín ngưỡng cả. Mấy lần đi qua Huế, tôi đều ghé thăm Hòa Thượng Thích Đôn Hậu, người đã được mời tham gia Mặt Trận Giải Phóng từ Tết Mậu Thân 1968. Hồi 1987, Hòa thượng còn quắc thước khi đã hơn 80 tuổi, trông rất hiền, đẹp lão hai tai dày to, chảy dài xuống vai, đôi mát sáng mà dịu. Chữ Hán cụ viết rất cứng cỏi, lại có hoa tay. Cụ giải thích cho chúng tôi mấy câu đối chứ Hán treo ở trên chùa. Cụ thích nói chuyện văn thơ, từ thơ của vua Tự Đức đến thơ của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm. Khi nói đến chính trị thì cụ cứ lắc đầu hoài! Cụ than: tôi chán lắm, ngán lắm rồi. Ban tôn giáo của chánh phủ coi chúng lôi là trẻ nít. Họ cứ muốn bắt đạo Phật làm tôi mọi cho họ! Họ coi đạo Phật như là của họ, họ chọn người đặt lên đầu chúng tôi. Tôi ngán quá rồi. Rồi cụ mỉa mai là: Công giáo cũng có công giáo quốc doanh; Phật giáo cũng có Phật giáo quốc doanh, họ chia rẽ các tôn giáo để họ dễ cai trị!
Cụ nói trước: Dạo này sức yếu quá cũng vì tôi buồn cho đạo không có tự do! Nếu tôi có về chầu Phật tổ, tôi cũng xin miễn trước là chớ có nhắc gì cái chức vụ họ giao cho tôi hồi Mậu Thân mà cũng xin nhà nước khỏi phúng viếng gì hết. Nếu có quý trọng tôi, chỉ xin để cho đạo Phật tui được tự do trong khuôn viên nhà chùa…
Cũng vẫn là chánh sách “lấy oán báo ân” của những người lãnh đạo cộng sản giáo điều và bảo thủ. Tôi đã gặp một ni cô rất trẻ người Huế từng dự phiên tòa ở Sài Gòn kết án lử hình đại đức Thích Trí Siêu, một trí thức cỡ lớn của đạo Phật. Cô kể: Lúc tuyên án, bọn lôi khóc ơi là khóc, vậy mà Ngài vẫy tay về phía chúng tôi, cười rất to, mặt rạng lên thiệt là lạ! Ngài nói: họ chà lên luật pháp, họ là kẻ gian, kẻ ác, mình quang minh thì sợ gì ai? Rồi ngài cười. Họ đâu dám giết Ngài!
Những người lãnh đạo mù quáng “còn lấy oán báo ân” với cả trí thức. Ngay ở trong đảng, trí thức vẫn luôn bị thành kiến, đảng viên trí thức cứ như là đảng viên loại hai? Còn trí thức ngoài đảng thì bị thành kiến nặng nề. Họ cũng bị coi như là công dân loại 2. Một câu chuyện tôi thường nhớ đến. Đó là sự cư xử của họ đối với ông Trương Đình Du. Các bạn từng ở miền Nam đều biết đến luật sư Trường Đình Du. Có dân ông đã ra tranh cử tổng thống, định đọ sức với trung tướng Nguyễn Văn Thiệu. Ông nổi tiếng là một trí thức ngay thật, liêm khiết, ông lên tiếng mạnh mẽ tố cáo tệ tham nhũng của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu, vạch mặt những cận thần chuyên ăn bẩn như tướng Đặng Văn Quang, người tin cẩn của tướng Thiệu. Đông đảo trí thức và học sinh, sinh viên ủng hộ ông. Thế rồi chính quyền Thiệu kiếm cớ bắt giam ông. Ông bị tù, bị buộc tội vu khống, nói xấu chính quyền… Ông có con trai là Trương Đình Hùng, học ở Mỹ, từng tham gia phong trào học sinh, sinh viên phản chiến ở Sài Gòn và ở Hoa Kỳ. Anh Hùng học giỏi, có cảm tình với Mặt Trận Giải Phóng, thường liên lạc với cơ quan đại diện nước Việt nam dân chủ cộng hòa ở Liên Hiệp Quốc đóng lại New York. Có vài lần anh Hùng đã gặp ông Đinh Bá Thi, đại diện của Hà nội ở New York. Chính vì chuyện ấy mà anh Hùng bị 7 năm tù giam ở Hoa Kỳ về tội “làm gián điệp cho Việt cộng” rồi bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ, anh sang Hà Lan và hiện vẫn còn ở đó.
Sau 30 tháng 4 năm 1975, tôi gặp luật sư Trương Đình Du trong một buổi nói chuyện do Hội Trí Thức yêu nước tổ chức ở đường Nguyễn Thông, Sài Gòn. Do uy tín của ông, có lần ông được cử làm tổ trưởng một tổ nghiên cứu về chính trì, hướng đẫn anh chị em thảo luận, ông còn nhiệt tình tham gia nghiên cứu một số chuyên đề kinh tế và luật pháp, theo yêu cầu của một số cơ quan các Bộ và uỷ ban nhân dân hành phố. Thế rồi, bỗng nhiên ông bị đưa đi an trí? Anh chị em trí thức Sài Gòn sửng sốt. Một con người liêm khiết, trung thực, muốn hòa giải dân tộc, sao lại bị giữ? Tôi tìm hiểu ở Bộ nội vụ tại cơ quan đại diện phía Nam. Thì ra trong các năm 1977 và 1978, một số tổ chức chống đối bị vỡ, số bị bắt có người khai rằng nếu việc họ thành đạt thì sẽ giới thiệu ông Trương Đình Du ra làm tổng thống. Thế là những cái đầu hăm hở tóm cổ địch của cơ quan công an liền nhận xét: nó đây rồi! Nó đích thị là tay chân CLA cỡ bự nằm vùng rồi! Thế là ông bị giữ! Không có chứng cớ gì rõ cả nên hồ sơ không sao dựng nên nổi. Rồi ông bị bí mật đưa ra miền Bắc, không ai đưa ra một lời giải thích nào cả! Hè 1987, ông được họ cho trở về Sài Gòn trong tình trạng ốm yếu nậng. Ông mất năm 1991 trong niềm uất hận không nguôi, gia đình ly tán, nhà cửa và tài sản gần như tiêu ma.
Tôi nghĩ trong bản danh sách dài của những người tù chính trị còn lại, bên cạnh những bác sĩ Nguyễn Đan Quế, giáo sư Đoàn Viết Hoạt, các vị Thích Trí Siêu, Thích Tuệ Sỹ, cần nêu thêm tên luật sư Trương Đình Du từng bị giữ suốt mười năm mà không được xét xử. Đây có thể là một vụ án lớn, bắt người vô cớ, trót bắt rồi không dám đưa ra xét xử, để cho nạn nhân cao tuổi ốm yếu chờ chết. Người chết thì thôi không còn cãi được! Họ lập luận như vậy!