Tôi cố nhớ lại cái thời cải tạo ở miền Bắc hồi 1957, 1958 và cải tạo ở miền Nam 1977, 1978… Những con người duy ý chí như ông Tố Hữu phụ trách việc cải tạo nông nghiệp và ông Đỗ Mười phụ trách cải tạo công thương nghiệp nghĩ và còn buộc mọi người phải nghĩ theo là cứ cải tạo là có chủ nghĩa xã hội. Họ làm ngược với lý luận của Mác về quan hệ giữa sức sản xuất với quan hệ sản xuất. Mác nhắc đi nhắc lại rằng phải để cho sức sản xuất phát triển sung mãn như quả trứng phải chờ cho hình thành con gà con, như người mẹ phải chờ 9 tháng 10 ngày sau khi bắt đầu mang bầu mới có thể chuyển sang thời kỳ mới. Cũng mấy theo ý muốn chủ quan cũng chiu, sẽ bị thất bại, bị trừng phạt.
Ở Việt nam, sức sản xuất tư bản chủ nghĩa mới manh nha. Những người cộng sản Việt nam sốt ruột, nôn nóng, chuyên làm các chuyện trái khoáy, ngược quy luật, cưỡng bức. Ở nông thôn cũng thế, vừa mới chia ruộng, người nông dân chưa kịp hưởng quyền sở hữu về mảnh ruộng của mình thì đã buộc họ vào hợp tác xã, đi tập thể ra đồng theo tiếng kẻng! Phương thức sản xuất tư bản vừa khởi đầu với một số nhà kinh doanh non trẻ thì họ đã giật mình nghe đến: bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa để tiến lên chủ nghĩa xã hội
Họ theo gương Stalin, sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Nga còn rất yếu so với Tây Âu, vậy mà cũng cứ liều đi lên chủ nghĩa xã hội. Lại còn khoe đã hoàn thành bước đầu chủ nghĩa xã hội từ năm 1932, cả xã hội đã không còn và sẽ không bao giờ có thất nghiệp và khủng hoảng! Sau đó còn huênh hoang từ hồi những năm 70 là hoàn thành về cơ bản việc xây dựng chủ nghĩa xã hội! Từ nay là bước vào thời kỳ lịch sử mới: xây dưng cơ sở vật chất của chủ nghĩa cộng sản! Họ cũng theo gương ông Mao để nhảy vọt, nhảy vọt hoài, nhảy vọt mãi, mà cứ toàn nhảy vọt… lùi lại phía sau! Báo Đức vừa nhận định, Trung Quốc ngày nay dưới sự lãnh đạo của ông Đặng Tiểu Bình đang quá độ từ chủ nghĩa xã hội sang… chủ nghĩa tư bản!
Bao nhiêu điều rõ như ban ngày như vậy, nhưng những người lãnh đạo Đảng cộng sản Việt nam vẫn cứ khẳng định liều là đang xây dựng chủ nghĩa xã hội, rằng đến 1995 sẽ cơ bản giải quyết xong cuộc khủng hoảng và đến năm 2.000 thu nhập hằng năm theo đầu người sẽ đạt 400 đô la/năm, dù cho số dân được dự kiến sẽ đạt trên 80 triệu! Họ đâu có thiếu đầu óc “lãng mạn” và “trí tưởng tượng”! Và họ cũng không thiếu thông minh! Thông minh” theo nghĩa những mưu mẹo vặt. Họ thiếu cách nhìn thoáng đạt, nhưng mưu mẹo thì không thiếu ở những bước cuối cùng của công cuộc cải tạo công thương nghiệp! Mỗi người tư sản được quyền”, được “phép biếu tài sản nổi và chìm của mình. Điều này lâ “tự giác” thôi. Không ai bị bắt buộc cả? Họ phải làm đơn, và sau khi nộp đơn, còn phải hồi hộp chờ xem chính phủ và đảng có vui lòng tiếp nhận hay không! Họ cũng phải nộp đơn xin vào công ty hợp doanh, và thấp thỏm chờ xem có được nhận vào hợp doanh hay không! Không có công thức sẵn cho những lá đơn áy. Đã có cán bộ gợi ý và hướng dẫn cung cách viết đơn, sao cho thật tha thiết, chân thành. Nào là được cải tạo là một vinh dự to lớn, là hạnh phúc cho bản thân và cả gia đình, nào là được phấn đấu để trở thành người lao động vốn là mong ước thầm kín ấp ủ từ lâu nào là nay xin hiến cơ sở sản xuất kinh đoành một cách hoàn toàn tự giác và tự nguyện, rất mong được các cấp cứu xét và tiếp nhận cho. Rồi lại còn nguyện chấp hành thật tốt mọi chính sách của đảng và nhà nước… ấy là vì chỉ sau khi được chấp nhận việc hiến các cơ sở hoặc được vào công tư hợp doanh rồi thì người tư sản mới được cất cái mũ tư sản xấu xa tủi hổ, để được vinh dự nhận vào Mặt Trận Tổ Quốc, vào Hội công thương gia yêu nước, có khi còn được là Phó giám đốc xí nghiệp hoặc cửa hàng… Và con cái họ mới được đi học bình thường, với lời phê trong lý lịch và học bạ: gia đình chấp hành tốt chính sách của Đảng và nhà nước. Đó là vinh dự của cụ Ngô Tử Hạ, cụ Nguyễn Sơn Hà, ông Bùi Hưng Gia, ông bà Trịnh Vãn Bô… tuy gần như trắng tay nhưng lại có thể tự hào đã trở nên nhân vật xã hội được trọng nể, không còn bị khinh thị như khi bắt đầu cuộc cải tạo.
Ở miền Nam, việc xin hiến dâng tài sản đại thể cũng là như thế. Cái khác là so với miền Bắc tài sản của bà con tư sản lớn hơn nhiều. Cả từng dãy nhà lầu cho thuê của tư sản nhà đất, những đoàn xe tải, từng đoàn thuyền máy của tư sản vận tải, những nhà máy cỡ bự với hàng tràm máy dệt, máy sợi, những cơ sở nông cơ, lắp máy truyền thanh, máy vô tuyến truyền hình, rồi các xí nghiệp làm xà phòng, thuốc lá, bóng đèn, phích nước, làm sữa hộp, nước mắm… đều được các ông bà chủ “tự nguyện”, “vui vẻ” xin được hiến dâng cho đảng và chính phủ, và cảm thấy “hạnh phúc” được đổi đời để trở thành người lao động vẻ vang.
Một nhà kinh doanh nổi tiếng một thời ở Sài Gòn am hiểu sâu sắc các chính sách của chế độ cộng sản, nhận xét rằng: tôi sống qua hai chế độ, hiểu họ khá rô. Ví như anh có vườn cây ao cá với nhà ở. Dưới chế độ ông Thiệu thì bọn lính đi qua, chúng hái trụi trái cây, bắt gà vịt, đánh cá ăn nhậu, phá nát cả vườn… Nhưng vẫn còn ao, còn vườn, còn đất của mình. Còn chế độ cộng sản, họ không đụng đến một cây cải, một quả trứng gà, có vẻ tốt vậy đó. Thế rồi, rụp một cái họ lấy của mình luôn cả nhà, cả vườn, cả ao, cứ êm như không, mà lại còn ra vẻ làm phúc cho mình nữa. Họ là những người bậc thầy về tước đoạt! Người có của cứ phải cười mà tha thiết xin họ cho mình được… chết!
Ông cười cay đắng: “Chủ nghĩa Mác-Lênin thâm thật!”