Các bậc sáng lập ra chủ nghĩa Mác-Lênin quên khuấy không dạy kỹ về xây dựng một nền dân chủ thật sự trên cơ sở một xã hội dân sự có đầy đủ quyền công dân nên các nước xã hội chủ nghĩa hiện thực vừa khan hiếm hàng tiêu dùng, vừa khan hiếm tự do. Khan hiếm tự do, bình đẳng trong mỗi nước, nên quan hệ quốc tế của họ ắt cũng khan hiếm tự đo và bình đẳng. Đó là quan hệ anh em. Bố mẹ nghèo bảo hai anh em chia đều quả chuối thì người anh đã tinh ranh lấy ngón tay chặn làm cỡ chỉ cho chú em được cắn một mẩu nhỏ! Cái kiểu cách Stalin dơ ngón tay út để trừng phạt Ti-to, cái kiểu quân đội Liên Xô kéo ồ ạt vào Budapest, Hungari hồi 1956 – khách không mời mà đến- rồi ở lại hoài hoài (Đến bao giờ? Chuyện vỉa hè ở Budapest nói rằng chỉ đến khỉ họ tìm thấy ai mời họ vào); cái kiểu bộ đội Việt nam vào Cam bốt rồi ở lại 10 năm; cái kiểu Đặng Tiểu Bình tháng 2-1979 cho quân xông vào các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh… đều phản ánh chuyện lộn xộn, bát nháo trong một gia đình lớn không có nề nếp, đạo lý, đầy hà hiếp bất công. Nó mang tính tất yếu. Đặng Tiểu Bình cư xử như một người anh, nọc chứ em ra đánh mấy roi lằn mông vì chú đã hà hiếp thằng em nhỏ mà anh ta đang cưng. Cũng là để trả thù gián tiếp: người anh cả Liên Xô đã nện anh ta đau bên sông Issouri hồi nào. Vì thế, chủ nghĩa Mác-Lênin với học thuyết chuyên chính vô sản, đấu tranh giai cấp, quan hệ quốc tế vô sản… thành cỗ máy nghiền, xéo nát tự do trong mỗi nước, cũng nghiền luôn cả chủ quyền của các nước anh em, các nước “đồng minh của nhau! Sự kiện Siam Reap in dấu ấn rất đậm vào mối quan hệ giữa đảng cộng sản Việt nam và Đảng Nhân Dân Cách Mạng Cam bốt cũng như trong quan hệ giữa hai nước.
Chuyện xảy ra vào hồi 1984, nếu sự nhớ lại của tôi không nhầm. Lúc ấy, ông Lê Đức Thọ, người chịu trách nhiệm về tình tình Cam Bốt trong Bộ Chính Trị Đảng cộng sản Việt nam còn thường xuyên ở Phnom Penh, trong một biệt thự ở sau điện Chăm Ca Mon, bên bờ sông Mê Ông. Ông Lê Đức Anh là Tư lệnh của lực lượng Quân Tinh Nguyện, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của các đơn vị bộ đội Việt nam ở Cam Bốt. Giúp ông về quân sự là Tham mưu trưởng Hoàng Hoa, từng là cố vấn quân sự cho đoàn đại biểu Việt nam tham gia thương lượng với phía Hoa kỳ ở Paris do ông Xuân Thủy cầm đầu, ông Lê Đức Thọ làm “cố vấn”, trên thực tế là lãnh đạo, trùm lên hai đoàn của ông Xuân Thủy và bà Bình. Chính ông Lê Đức Thọ đã có ý kiến đưa ông Hoàng Hoa (tên thật là Hồ Quang Hóa) vào Ban Chấp Hành Trung ương trong Đại Hội Đảng 5 hồi cuối năm 1982 và cử ông sang Cam Bốt, với quân hàm Thiếu tướng. Một tương lai thành đạt lớn mở ra cho ông Hoàng Hoa, thì… sự kiện Siam Reap xảy ra! Hồi đó quân Khơ Me Đỏ phần lớn đóng ở vùng sát biên giới Thái Lan. Bỗng trong nhân dân Siam Reap có tin đồn Khờ Me Đỏ đã có cơ sở ở nhiều nơi trong tỉnh, nhiều người trong chính quyền Phnom Penh làm việc cho Khờ Me Đỏ. Họ gọi đó là chính quyền hai mặt, ngày làm cho Phnom Penh, đêm làm cho Khờ Me Đỏ. Tình hình trở nên căng thẳng, nghi ngờ nhau lan rộng.
Một hôm ở đơn vị 479 quân tình nguyện, anh Nuôi, một thanh niên Khờ Me đến tự thú rằng anh vốn là cán bộ xã đã trót làm việc cho Khờ Me Đỏ. Cán bộ quân báo cơ quan tham mưu của đơn vị liền hỏi cung thật kỹ, vì chộp được người trong chính quyền hai mặt đây rồi? Anh ta kể trong chuyến đi buôn ở biên giới, bọn Khờ Me Đỏ bắt giữ anh và ép làm việc cho chúng. Anh đã trót dại, nay xin báo cáo với bộ đội Việt nam. Những điều anh kể về lính Khờ Me Đỏ là hoàn toàn đáng tin cậy. Cán bộ quân tình báo ở Bộ chỉ huy quân tình nguyện ở Phnom Pênh được báo cáo chuyện này liền phóng về Siam Reap bày mưu tính kế khai thác thêm. Thế là anh luôn được phóng lên lại vùng biên giới, nhập lại vào hàng ngũ Khờ Me Đỏ để lấy tin tức cho bộ đội Việt Nam.
Ba tuần sau, anh trở lại Siam Reap báo cáo cho cán bộ quân báo Việt nam: tình hình khẩn cấp! Khờ Me Đỏ đã đưa về vùng bắc Siam Reap tám trăm khẩu súng có 20 khẩu cối; chúng đã tạo được chính quyền hai mặt ở các huyện và đặc biệt ở cơ quan cấp tỉnh đã có hơn 20 cán bộ nhận làm việc cho chúng. Lúc ấy là tháng 4, chúng định tháng 8 sẽ nổi dậy, cướp chính quyền, ngoài đánh vào, trong khởi nghĩa… Anh kể rằng viên Trung đoàn trưởng của trung đoàn 2, sư đoàn 906 Khờ Me Đỏ đã tín nhiệm cử anh làm Trưởng ban Bảo vệ của trung đoàn, luôn mắc võng bên cạnh Trung đoàn trưởng và Chính ủy, do đó anh nghe được những điều cơ mật hai người bàn bạc với nhau. Lời cáp báo này ăn khớp với lời đồn loan truyền trong nhân dân rằng Khờ Me Đỏ đang chuẩn bị tiến công lớn, chúng đã “lót ổ được những kho súng trong nhiều xã, và trong chính quyền ở huyện và tỉnh, Khờ Me Đỏ đã có một số nhân mối. Anh Nuôi lại được phái trở về hàng ngũ địch làm tiếp nhiệm vụ. Đúng tuần sau, trong 1 trận đánh ở phía tây thị xã Siam Reap gần hồ Tonle Sap, bộ đội Việt nam bắt được 6 tù binh Khờ Me Đỏ, trong đó có một đại đội phó. Sau một số “biện pháp nghiệp vụ của quân báo Việt nam, tên này khai rõ những nội dung gần khớp với báo cáo của anh Nuôi. Cuối cùng cán bộ quân báo của Bộ chỉ huy ở Phnom Pênh trực tiếp khai thác tù binh để thẩm tra lại một lần nữa, và khoái chí thấy đã nắm được chắc phương án hành động của địch. Một kế hoạch phá phủ đầu địch trước khi chúng kịp hành động được vạch ra. Được bộ chỉ huy ở Phnom Pênh duyệt, việc làm đầu tiên là tìm cho ra bọn cán bộ hai mặt ở cấp tỉnh. Hai cán bộ khả nghi ở Nông Nghiệp và Ty Văn Hóa tỉnh bị bắt giữ. Sau mấy ngày khai thác bằng “biện pháp nghiệp vụ họ thú tội, viết ra giấy và ký tên. Họ khai thêm “đồng bọn”. Thế là hàng loạt người bị bắt. Cho đến khi Trưởng ty Giáo dục, Trưởng ty Giao thông, Phó chủ tịch ủy ban Hành chính Tỉnh, Chánh vãn phòng Tỉnh ủy, Thường vụ anh ủy… bị bắt. Xe com măng ca của bộ đội Việt nam đến đâu là các cơ quan tỉnh khiếp sợ.
Một không khí khủng bố hao trùm. Ai cũng có thể là tay sai của Khờ Me đỏ, ai cũng có thể bị các sỹ quan Việt nam bắt đưa vào một khu rừng rồi bặt tin… Cho đến khi Bí thư Tỉnh ủy – người cán bộ được coi là cấp cao nhất trong tỉnh cỡ lớn Siam Reap, nơi có khu đền Ang-co Vát và Ang-co Thom cổ kính – tự sát. Khi thấy chiếc xe của bộ đội Việt Nam đi vào cổng cơ quan, rồi vị sĩ quan Việt nam nghiêm trang bước lên thềm theo sau hai chiến sĩ mang súng tiểu liên Nga, ông Bí thư Tỉnh ủy mất bình tĩnh, giọng run run hỏi lại: “Các ông bảo tôi đi, nhưng tôi xin hỏi Trung ương đảng tôi có biết chuyện này không? Sao Phnom Pênh không có ý kiến gì với tôi?” Viên sĩ quan Việt nam thúc dục: “Có hay không ông cứ đi theo tôi, rồi tết cả mọi chuyện sẽ rõ.” Ông Bí thư Tỉnh ủy liền nói: Được, xin chờ chút xíu, cho lôi lên phòng tôi một phút thôi.” Ông bước lên thang gác, vào phòng, khóa chặt cửa. Chỉ một lát, một tiếng súng nhỏ nổ đanh. Phá cửa vào, người ta thấy ông Bí thư Tỉnh ủy nằm trên giường, áo quần chỉnh tề, ca vát ở cổ, dầu quẹo sang một bên, máu từ thái dương đang chảy ra. Khẩu súng ngắn còn ở đầu giường. Trên bàn, một mảnh giấy: Các đồng chí bộ đội Việt nam làm sai. Tôi và các đồng chí của tôi là người cách mạng trung thành. Đảng Nhân Dân Cách Mạng Cam Bốt muôn năm!”
Được tin nghiêm trọng này, người của Bộ Nội Vụ chính phủ Hun Xen tới, chuyên gia Việt nam cấp cao thuộc đủ các ngành: nội vụ, an ninh, tham mưu, quân báo, kiểm sát, thanh tra đến. Kết luận khá nhanh. Tất cả hơn 40 người bị bắt đều không ai có tội gì cả. Khờ Me Đỏ — chắc hẳn được cố vấn Tàu bày vẽ – đã dựng lên một cái bẫy để bên ta đánh bạn mình”. Anh chàng Muôn, ngờ nghệch, hay chính là người của Khờ Me Đỏ thực hiện âm mưu gây rối loạn trong quan hệ Việt nam-Khờ Me. Sai lầm lớn thuộc quân báo bộ đội Việt nam vì ham thành tích lã mớm cung cho tù binh. Các biện pháp nghiệp vụ chính là dùng tra tấn, nhục hình tinh vi: không cho ngủ, tra hỏi liên tục làm thần kinh cực kỳ căng thẳng; bắt nhịn đói, nhịn khát rồi dử thú nhận thì cho ăn, cho uống… Cho đứng vào thùng khuy sắt lớn, gõ ở ngoài cho inh tai nhức óc, không sao chịu nổi… Kiểu chúa ngục Côn đảo? Kiểu KGB? Kiểu Stasi ở Cộng Hòa Dân Chủ Đức cũ? Kiểu Việt nam sáng tạo? Tổng hợp các kiểu. Rồi lấy thú nhận “ép” người này buộc người kia nhận tội tiếp. Điều rõ nhất là họ đã làm theo kiểu thịnh hành thời Stalin. Điều nghiêm trọng hơn nữa là trong khi tra hỏi, các sĩ quan Việt Nam tha hồ chửi bới, miệt thị cả dân tộc Khờ Me người ta, đồ này đồ nọ… Và quan trọng gấp bội là phía Việt nam tự ý làm hết cả, không hề báo tin và không mảy may bàn bạc gì với chính phủ và đảng bạn” cả. Chủ quyền của bạn” bị các bạn quý láng giềng bỏ túi” hết trọi!
Chuyện vỡ lở, làm nổ” rất mạnh khắp vùng Siam Reap và cả thủ đô Phnom Pênh rồi lan ra cả nước. Bực tức, oán giận và khinh thường. Sao cán bộ cấp cao của bộ đội Việt Nam lại nhẹ dạ, ấu trĩ, bị Khờ Me Đỏ dễ dàng đưa vào tròng đến vậy? Vì sao họ lại bộc lộ tinh thần khinh thị dân tộc xúc phạm danh dự của người Khờ Me đến thế!
Hà nội lo sợ, phát hoảng lên, tìm cách ếm nhẹm việc này, tính đến chuyện xuất Tổng bí thư Lê Duẩn sang “xin lỗi”, “nhận tội”… Nhưng sau thấy có vẻ hơi ổn họ phái ông đại tướng Chu Huy Mân, ủy viên Bộ Chính Trị, Chủ nhiệm Tổng Cục Chính Trị của quân đội sang nhận lỗi, xoa dịu phía Cam Bốt. Hai viên tướng chỉ huy mặt trận 479 ở phía Tây Cam Bốt bị kỷ luật, hạ xuống đại tá và trở về Quân Khu 7. Viên đại tá quân báo của Bộ tư lệnh quân tình nguyện trực tiếp làm vụ này bị đuổi ra khỏi đảng, đuổi ra khỏi quân đội, đuổi về Việt nam, lãnh tôi nặng nhất cùng với 6 sĩ quan quân báo khác. Thiếu tướng Hoàng Hoa, Tham mưu trưởng quân tình nguyện bị kỷ luật: đưa ra khỏi Ban chấp hành Trung ương đảng, hạ xuống cấp đại tá, về Thủ Đức (Sài gòn) nhận nhiệm vụ Hiệu trưởng Trường Lục Quân 2, chuyên đào tạo sy quan cho các đơn vị ở phía Nam.
Hai vị ở chóp bu, lẽ ra là phải chịu trách nhiệm lớn nhất: Lê Đức Thọ, Lê Đức Anh thì lại yên ổn, không ai đụng đến, chỉ nhận “thiếu sót” là để cấp dưới làm sai, viện “cớ” rằng lúc ấy đang đi vắng, đi chữa bệnh, về nước họp, vân vân và vân vân… Đã thành lệ, có hai thước đo về trách nhiệm và kỷ luật, một cho cấp trên, một cho cấp dưới; và khi khen thưởng, nhận thành tích thì cũng có hai thước đo khác nhau…
Chế độ độc đoán nào chả vậy!