Ở Việt Nam có một tầng lớp quan chức đặc quyền đặc lợi trong chủ nghĩa xã hội hiện thực không? Ở Liên xô và ở các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu trước đây, vấn đề này đã được chứng minh khá đầy đả rõ ràng. Ở Nam Tư từ đầu những năm 1970, Milơvan Djilas nguyên là một nhà lãnh đạo cỡ lớn của Đảng cộng sản Nam Tư chống lại Broj Titođã nói về tầng lớp xã hội ấy trong cuốn sách La Nouvelle Classe (Giai Cấp Mới). Djilas cho rằng dưới chủ nghĩa tư bản, kẻ nắm quyền lực là những kẻ có của; do có của mà nắm được chính quyền. Còn dưới chủ nghĩa xã hội hiện thực thì ngược lại: do có quyền lực mà có của, nghĩa là tầng lớp nắm chính quyền dần dà trở thành một lớp người giàu sang, vượt hẳn lên trong xã hội. Từ năm 1980, giáo sư sử học Liên xô Michael Voslensky đã viết một cuốn sách nhan đề Nomenklatura, giới thiệu khá tỷ mỹ về sự hình thái của tầng lớp quan chức quan liêu đặc quyền đặc lợi nắm chính quyền ở Liên xô. Tầng lớp này ước chừng nửa triệu người (kể cả gia đình họ) trong một xã hội gần 200 triệu dân. Tất nhiên cuốn sách này không thể xuất bản ở Liênxô. Michael Voslensky, sinh năm 1920, là thông dịch viên tiếng Đức-Anh-Nga tại phiên tòa xử tội phạm chiến tranh ở Nuremberg (Tây Đức) sau chiến tranh thế giới thứ 2, sau đó làm việc tại hội đồng hòa bình thế giới ở Praha (Tiệp Khấc), Vienne (áo). Ông cũng là giáo sư lịch sử ở Trường Đại học Quốc Tế Lumumba ở Moscou. Năm 1972 ông di tản sang Cộng Hòa Liên Bang Đức, sau khi tuyên bố ly khai đảng cộng sản Liên xô do bất đồng quan điểm với chế độ Xô Viết, sau đó ông là giáo sư sử học ở các trường đại học Đức, áo. Cuốn Nomenklatura của ông viết bằng tiếng Đức được dịch ngay ra nhiều thứ tiếng, và được coi là một cuốn sách khoa học rất có giá trị, có nhiều phát hiện độc đáo và chính xác về Liên xô.
Thư viện / Lịch sử · Chính trị / Mặt thật - Bùi Tín / Mở đầu (Phần ba)
Mở đầu (Phần ba)
Mục lục
- Lời nhà xuất bản
- Lời mở đầu
-
Phần một: Cỗ máy nghiềnMở đầu (Phần một)
- Kẻ cơ hội lớn nhất của hành tinh xin chào Ngài?
- Ám ảnh có thật
- Các Tây nhiều râu
- Các Mác và chủ nghĩa Mác
- Lênin, ông ở nước Nga…
- Mặt trời lên, mặt trời lặn
- Chia theo tỷ lệ anh em
- Sự kiện Siam Reap
- Đảng vĩ đại ngay cả trong sai lầm?
- Từ quả bom ở Moscou
- Cuộc xuất hành bí mật
- Bài toán của “anh Nhân”
- Những tay phá phách
- Tha thiết xin được… chết?
- Ba nhân vật vắng bóng
- Bức thư của ông Phan Chu Trinh
- Cỗ máy nghiền: những câu hỏi còn nóng hổi
-
Phần hai: Những hồ sơ chưa khépMở đầu (Phần hai)
- Xí xóa ư
- Vụ án 48 năm trước
- Một thời kỳ hấp dẫn đối với các nhà sử học
- Từ những cách yêu nước khác nhau
- Đoàn kết và hòa giải hòa hợp
- Dưới đáy giếng
- Những nỗi lo
- Cái sợ
- Các bạn văn nghệ và các quan văn nghệ
- Mảng tường đen và chiếc áo cốt bông sờn
- Nỗi sợ thuyên giảm
- Điều khác trước: không còn tệ đánh hôi
- Trốn nợ
- Quả lê có chất độc
- Đánh tráo lương tâm
- Ông Tướng nông dân
- Vụ tàn sát ở Huế
- Thời của các ông tướng địa phương
- Nhà quân sự sáng tạo và kẻ a tòng
- Xích tay đối thủ rồi thách đấu?
- Những người gác cổng cần mẫn
- Tôn ty trật tự cho những xác chết
- Một cụ già 50 tuổi
- Chú rể ở tuổi 62
- Bề rộng của nỗi khổ đau
- Cung cách ra một quyết định
- Ngành Bảo Vệ trong Quân Đội Nhân Dân
- Từ bộ trưởng trở xuống ăn phải quả lừa
- Hồ sơ vàng và máu
-
Phần ba: NOMENCLATURE Việt Nam - Tầng lớp quan chức đặc quyền đặc lợiMở đầu (Phần ba)
- Sự hình thành của một tầng lớp mới ở Việt Nam
- Tầng lớp của những người cầm quyền
- Từ 6 ki lô đến… 200 gam
- Gấp 7 hay gấp trăm?
- Những khoản nhuận bút đồ sộ
- Nhà cửa: một vấn đề nổi cộm lớn nhất
- Những chuyến xuất ngoại
- Những chức quyền suốt đời
- Các cô cậu 5C (“Con Cháu Các Cụ Cả”)
- Những thanh niên của thời thế
- Một tầng lớp không có tương lai
-
Phần bốn: Để cất cánhMở đầu (Phần bốn)
- Có khủng hoảng chính trị không?
- Dân chủ và hỗn loạn?
- Bài học nóng hổi từ Cam Bốt
- Ban ơn và đòi lại
- Thế kẹt của những người bảo thủ
- Lực lượng dân chủ
- Lực lượng dân chủ ở hải ngoại
- Hừng đông đang lên
- Theo kịch bản nào? (Hết)