Không nên vơ đũa cả nấm, cho rằng hễ là “con cháu các cụ cả” thì đều là hư hỏng, không thành người tốt. Ở đâu cũng có những ngoại lệ.
Tôi hiểu ra điều này khá sâu sắc khi gặp gỡ một số anh chị em thanh niên Việt nam ở Đông Âu, trong chuyến đi thăm một số nước năm 1992 và 1993. Đó là những anh chị em dấn thân cho sự nghiệp dân chủ của đất nước. Khởi đầu là một số anh chị em ở Moscou và ở Varsawa (Ba Lan) gửi thư cho tôi yêu cầu tôi gửi ngay cuốn Hoa Xuyên Tuyết. Sau đó cả một nhóm anh chị em ở Mainz và ở Berlin (Đức) nhờ báo Diễn Đàn (báo tiếng Việt do một số anh chị em trí thức vốn có nhiều quan hệ với đất nước chủ trương ra hằng tháng ở Paris) chuyển thư cho tôi cũng với yêu cầu như trên và mong rằng tôi có dịp sang gặp để nói chuyện, trao đổi ý kiến với anh chị em. Chị Irina Zisman ở đài phát thanh Moscou cũng đã cho tôi biết tình hình về mối quan hệ căng thẳng giữa các quan chức sứ quán Việt nam với anh chị em có ý thức yêu nước và dân chủ.
ở Nuremberg, Mun chen, Mainz cũng như ở thủ đô Berlin, Dortmund và cảng Hamburg tôi đã sống cùng các bạn trẻ làm báo Cánh én, Tia Sáng Hy vọng và có nhiều cuộc nói chuyện, trao đổi ý kiến sôi nổi, rất cảm động và bổ ích. Ở Tiệp Khắc, tại Plezen, Calovy-Vary, một thắng cảnh nổi tiếng, nhất là tại thủ đô Praha, tôi cũng sống cùng các bạn trẻ làm báo Diễn Đàn Praha, Điểm tin thời sự tôi cũng gặp một số anh chị em từ Bungari và Ba Lan sang Đức để tìm gặp tôi. Mới đây, trong tháng 5-1993, anh chị em ở Đông Âu đã có cuộc gặp mặt đông đảo ở Franfurt (Đức) để bàn về hiện tình đất nước và trách nhiệm của tuổi trẻ ở Đông Âu. Một cuộc vẫy gọi, tìm kiếm nhau, tập họp đầy tâm huyết. Phần lớn anh chi em dấn thân cho dấn chủ rất trẻ, từ 21 đến 40 tuổi, đi lao động rồi ở lại; một số vốn là sinh viên, thực tập sinh nay ở lại hoặc đã về nước nay trở sang lại; một số là sinh viên hiện vẫn đang học hoặc vừa tốt nghiệp đại học đang học thêm lên bậc cao hơn. Có anh chị đậu bằng tiến sĩ vật lý và tiến sĩ toán học loại ưu, học giỏi có tiếng, cũng tham gia phong trào mới. Tất cả trước đây ở trong Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, có người là đảng viên, có anh từng là Bí thư chi bộ đảng cộng sản. Có người từng là quân nhân, từng lái máy bay, từng là sĩ quan ở bộ Tổng Tham Mưu, từng lái tàu chiến cỡ nhỏ… Có người bố là thiếu tướng, là cán bộ ở văn phòng trung ương, là phó chủ tịch tỉnh, là sĩ quan cấp cao về hưu…
Nhiều người đã biết hiện ở các nước Đông Âu, thị trường tự do đang mở rộng (như ở Việt nam), luật pháp còn thiếu và không chặt chẽ với biết bao sơ hở, tạo điều kiện cho kiệu buôn bán chụp giựt, rất dễ làm giàu nhanh cho những ai có máu liều. Thanh niên Việt nam lao vào kinh doanh phải nói là số lớn. Có người phất, có người phá sản, cũng có người bị lừa, hoặc vào tù vì buôn lậu… Riêng có mấy trăm anh chị em để cả tâm huyết vào cuộc đấu tranh cho dân chủ. Họ trăn trở, nghĩ suy, thu lượm tin tức quê nhà, ham đọc sách, viết báo, viết truyện ngắn, làm thơ, ra báo… Mỗi tờ báo có ban biên tập hẳn hoi, có họa sĩ trình bày, có đường giây phát hành, có cơ sở in chữ đẹp, mỗi tờ in đến cả ngàn số… Đó là những tờ báo quý, khỏe thông tư duy, chân thực, tỉnh. táo, đúng mức, mang rõ niềm đau với quê hương nghèo khổ, lạc hậu, không bằng người, lại lất gắn bó, gần gũi với quê hương. Ở Tiệp, anh chị em đã làm một cuộc khảo sát tại chỗ về cuộc “cách mạng nhung” cuối năm 1989 và có liên hệ đến tình hình nước ta. Cả cuộc cách mạng rung chuyển tận gốc chế độ cũ mà chỉ có một sinh viên bị cảnh sát đánh bị thương (từ đó bùng nổ khí thế đấu tranh quyết liệt đẫn đến toàn thắng), chỉ có hai quan chức cũ tự sát vì lo sợ về số phận bản thán do có tội ác (một ở Bộ nội vụ, một ở Tổng cục an ninh); quy định của chính quyền mới là những ai từng giữ chức từ bí thư huyện, chủ tịch huyện, cấp vụ phó, vụ trưởng trở lên thì không được tham gia ứng cử vào chính quyền mới, thế thôi. Tất cả từ uỷ viên bộ chính trị cũ, trung ương cũ đều sống bình thường. Đảng cộng sản vẫn được hoạt động tuy rằng tín nhiệm chẳng còn gì đối với nhân dân. Họ vẫn được nhận lương hưu. Chỉ có Bilak, nguyên là uỷ viên bộ chính trị, đang bị điều tra; gần đây từ Moscou phát hiện ra bức thư có chứ ký của ông ta yêu cầu quân đội Liên xô vào Tiệp Khắc năm 1968, ông ta bị thẩm vấn rằng đó có phải chữ ký của ông ta không? Vụ này đang được xem xét theo pháp luật. Hiện nay, ai muốn giương cờ gì, muốn mang huân chương cũ hay không, trong nhà treo ảnh ai… là tuỳ ý muốn. Tất nhiên ai cũng hiểu được mong muốn, nguyện vọng của đông đảo nhân dân, đó là đoạn tuyệt với chế độ độc đoán của quá khứ, xây dựng một nền dân chủ ngày càng hoàn thiện, xây dựng nền kinh tế quốc gia trên cơ sở quyền tư hữu chính đáng, thị trường tự do và pháp luật. Đời sống Praha và cả ở nông thôn ổn định nhanh. Dịp Noel, thủ đô trang hoàng lộng lẫy hơn xưa rất nhiều, hàng hóa đủ thứ trưng bày, mua bán tấp nập, trong khi tiền cua-ron Tiệp giữ được giá, còn cao giá hơn một năm trước so với đồng đô la. Thịt, rượu, bia, hoa quả ê hề. Thái độ người bán hàng lịch sự niềm nở hơn hẳn trước. Cửa hàng trang trí đẹp hơn xưa. Chúng tôi ghé thăm cửa hàng bán dày dép Ba ta ở ngôi nhà 5 tầng, ông chủ đi tản sau 1948 sang Canada vừa trở về nước, có đại lý ở khắp các nơi trên đất Tiệp, bán giá hạ cho đồng bào nhân dịp Noel và năm mới. Chúng tôi đọc báo Hà nội, thấy nói Moscou và Praha tiêu điều, xác xơ, khan hiếm mọi thứ, từ bánh mì, đến khoai tây, là cố tình phản ánh sai lạc tình hình với dụng ý chính trị không lành mạnh. Khó khăn của chế độ mới không ít nhưng do được lòng phần lớn, tuyệt đại đa số nhân dân, được thế giới giúp mạnh mẽ theo quá trình dán chủ, nên họ đã vượt qua được thời kỳ khó khăn nhất rồi. Tiếp xúc với người Tiệp, tôi hiểu rất rõ xu thế dân chủ hóa là không thể đảo ngược. Vấn đề chia cắt Tiệp Khắc làm hai nước được thực hiện hoàn toàn hợp thức, theo đúng Hiến Pháp và pháp luật, trên cơ sở điều tra ý dần và bỏ phiếu dân chủ và tự nguyện. Đó là vi hai nước vốn cũng là hai nước trong một Liên Bang; vì trước đây không bình đẳng kéo dài, sinh ra nhiều điều bất công và không hợp lý. Tách ra là để giải quyết những tồn tại ấy. Các bạn Tiệp bình tĩnh nói: chia ra hai nước, chúng tôi không coi đó là bi kịch! Như đôi vợ chồng có vấn đề, thỏa thuận ly dị, nhưng vẫn để mở sự lựa chọn, ít lâu sau cả hai trưởng thành, cần đến nhau, yêu nhau thì lại cưới nhau lại, không sao. Điều hệ trọng là: nay là hai nước láng giềng bình đẳng và có nhiều mối quan hệ mật thiết.
Cùng các bạn trẻ Việt nam, chúng tôi đã gặp và nói chuyện với nhiều trí thức Tiệp Khắc trong phong trào Hiến Chương 77, với bà Dana Nemcova người phát ngôn của tổ chức này, bạn chiến đấu gần gũi của ông Havel. Bà có 7 con, ngoan đạo Thiên chúa, là tiến sĩ tâm lý học, mang tư tưởng nhân đạo sâu sắc, có ý chí bất khuất, bị tù hai lần vẫn kiên nghị đấu tranh. Bài học lớn nhất của bà qua cuộc “cách mạng nhung” là: trí thức thức tỉnh phải là lực lượng đầu tàu; trí thức gồm cả văn nghệ sĩ là những người ưa cái đẹp và cái thiện; không thể chờ chế độ cũ ban ơn; phải đấu tranh không bạo động nhưng quyết liệt để giành quyền tự do, dân chủ. Bà mong chờ nhiều ở trí thức và nghệ sĩ Việt nam. Các bạn dân chủ Tiệp Khắc muốn nhắn các chiến sĩ dân chủ Việt nam hãy suy nghĩ về lời nói chí tình của ông Havel: Hãy gieo hạt và biết chờ đợi! Gieo hạt là tuyên truyền, truyền bá qua nóichuyện, thảo luận, viết báo, viết sách… về quyền dân chủ. Gieo hại không mệt mỏi, chăm sóc hạt, tưới và xới đất cây dân chủ sẽ mọc. Nó mọc lên rồi, chớ sốt ruột, kéo thân cây lên để lớn nhanh, thán cây sẽ đứt, cáy chết! Biết chăm sóc để nó lớn, lớn mãi thành cây cao, sum sê cành lá và hoa quả… Cây dân chủ ở Tiệp đang lớn từng ngày qua vận động, giải thích, nàng cao dân trí và đấu tranh… Phấn chấn biết bao, khi ở Đông Âu đang có hơn một ngàn hạt dân chủ Việt nam đã nẩy mầm và nhú ngọn. Đó là các chiến sĩ dân chủ năng động, thông minh và quả cảm. Được gặp các bạn trẻ, tôi bừng lên ý nghĩ, đất nước mình sẽ nằm trong những bàn tay khỏe khoán, những trí tuệ tỉnh táo, những tấm lòng ngay thật. Đó là các bạn trẻ sinh ra ở nửa sau thế kỷ này, từ quãng 1951 trở đi, nay mới hơn 40 tuổi trở lại, không giống a; cũng không muốn ai giống mình, tự mình và tự tin giải quyết những công việc của đất nước, không hận thù, nhìn không tới tương lai. Điều thích thú là một số người trong họ là từ tầng lớp đặc quyền đặc lợi mà ra, tự thấy sự phi lý, bất công, lạc hậu và tội lỗi của tầng lớp ấy, có ý chí đổi mới thật sự để cứu nước, cứu mình. Họ là những người con của thời thế và đang sáng tạo ra thời thế mới. Hôm chia tay, từ biệt các bạn trẻ ở Tiệp Khắc, một anh sinh viên nói vui: “Chúng tôi vừa họp và có sáng kiến đề nghi với cả nước đồng thanh ra quyết nghị từ nay đất nước ta sẽ không có một ai được chúc là sống mãi cả. Chỉ gây nên tệ sùng bái cá nhân rất có hại. Ai cũng đến lúc phải chết. Không một cá nhân nào có thể sống mãi được. Chỉ có nhân dân và dân tộc là trường tồn, sống mãi mà thôi!”