Ở ngoài nước, khá nhiều người Việt nam biết đến Nguyễn Chí Thiện. Ở trong nước, ngược lại rất nhiều người không biết anh là ai cả. Báo chí trong nước không hề nhắc đến anh, trong khi tin tức về anh, ảnh của anh, thơ của anh, trả lời phỏng vấn của anh và sách in gần 200 bài thơ của anh được phố biến khá rộng ở ngoài nước. Điều rất tiếc là tuổi trẻ ở trong nước có thể nói cho đến nay, chẳng biết gì về anh cả! Cho nên xin được nói đôi điều về anh. Anh năm nay chừng 50 tuổi. Hơn 27 năm trong nhà tù của chế độ “Việt nam Dân Chủ Cộng Hòa, Độc Lập Tự Do Hạnh Phúc” (!). Nghĩa là cả thời thanh xuân và trưởng thành của một con người ở trong 4 bức tường, với công việc gần như khổ sai. Anh mất hết, mất học vần, tuy 20 tuổi anh học cực giỏi, từng đọc sách nhiễu, thơ văn khá, tiếng Pháp nói và viết rất chuẩn. Mất nghề nghiệp, nay hỏi anh khi đã 50 tuổi anh làm nghề gì? Nghề ngồi tù! Mất hạnh phúc gia đình, không vợ, không con, 50 tuổi mà trông như cụ già 70, mắt mờ, đi lại khó, đau khớp, buộc óc, đau dạ dày, yếu tim, đủ thứ. Anh mất sức khỏe, mất tuổi trẻ. Mất quá nhiều thứ, mất hết cả đời người. Anh nói chậm, vì 30 năm không có bạn để trao đổi tâm tình.
Từ nhiều năm, tổ chức ân Xá Quốc Tế Amnesty International yêu cầu chính phủ Hà nội trả tự do cho anh. Người ta im, không trả lời. Coi như anh không có trên đời. Anh mới được ra tự do năm 1992, có lẽ họ chờ anh chết, nhưng tuy ốm và cực yếu, anh sống đai dẳng bằng nghị lực khác thường. Họ buộc phải trả tự do. Bất đắc dĩ, vì họ rất sợ anh. Một anh bạn ở lâu năm trong ngành luật ở Hà nội sang Paris gặp tôi, nói về chuyện anh được tự do, nhận xét: họ buộc phải thả anh Thiện là do sức ép của quốc tế. “Các cụ bị bóp..: (xin lỗi bạn đọc, tôi viết rõ nguyên văn) dái nên mới phải nhả ra đó! Cũng như Cam Bốt cũng thế? Không thì chớ hòng!
Anh là một quả bom “nổ chậm” đối với họ. Ai biết rõ chế độ lao tù cộng sản Việt nam bằng anh? Cả đời anh là hiện thân của một chính sách độc đoán tàn ác mất hết tính người. Anh là hiện thân của một bản cáo trạng lên án chế độ mà không ai bênh vực nổi nữa. Cuộc đời anh khơi dậy sự phần nộ, sự căm giận, sự khinh bỉ đối với cả một chế độ đang suy tàn.
Tội anh là gì? Theo một nguồn chưa đầy đủ cậu học sinh Hải phòng rồi Hà nội (trường Albert Sarraut) ấy từng đọc Voltaire, Victor Hu go, Diderot, Jean Jacques Rousseau… và hiểu tự do quý giá ra sao. Anh khoái đọc những tờ Giai Phẩm đầu năm 1956, chuẩn bị ra tờ báo Vì Dân thì đầu năm 1958 anh bị bắt. Các vị ở sở công an Hải Phòng không thể chịu nổi một cậu học sinh non choẹt dám nói là nước ta chưa có tự do. Rằng các ông độc đoán! Rằng quyền ăn nói là vốn có của mỗi người khi sanh ra trên đời, không thể bị lược đoạt! “Một tên phản động bướng bỉnh!” Thế là anh bị coi là phần tử cực kỳ nguy hiểm! Và anh được gửi lên Hà nội. Lại khẩu cung, lại: ông nói ông nghe, tôi nói tôi nghe. Họ, các quan chức an ninh, không chịu anh, tất nhiên! Còn anh, anh không đầu hàng họ. Anh tự tin, và tin ở chân lý. Đã có lúc họ định xử án để bỏ tù anh. Nhưng chẳng có một bằng chứng gì về bất cứ một hoạt động gì của anh cả. Một gia đình nhà giáo, cầu học sinh say mê đọc sách, học giỏi, ít giao du, moi đâu ra tội? Tạo đâu ra chứng cớ. Đem ra xử thì chỉ cãi lý, mà họ không có lý.
Sau gần 20 năm giam anh, chế độ “cho” anh tự do vào năm 1978, không xét xử, không xin lỗi, chỉ đe và dọa: về nằm yên, ngo ngoe là chết! Anh không nằm yên. Anh chép lại vào vừa đúng 192 bài thơ làm trong gần 20 năm. Đưa cho bạn bè thì dễ lộ, bị tịch thu, bị hủy. Anh nghĩ mãi, phải gửi ra nước ngoài. Hải Phòng là cửa biển, nhưng không một chiếc tàu nào đi ra một nước có ít nhiều tự do. Chỉ đi Tàu, đi Nga. Anh liền lên Hà nội, đi qua ngôi nhà của Đại sứ quán nước Anh. Đi thẳng vào, đưa cả tập thơ cùng một lá thư. Anh bị công an bắt. Lúc ấy là tháng 4 năm 1979. Họ lại bỏ tù anh, vẫn không xét xử, trong hơn 10 năm nữa. Đến tháng 10 năm 1991 anh được tự do. Sứ quán Anh nhất định không trao tập thơ cho chính quyền Việt nam. Họ gửi về Luân Đôn. Và cuốn sách in 192 bài thơ của anh được chào đời, tên tác giả: Khuyết danh, vì tránh để chế độ độc đoán có cớ để trả thù anh. Bức thư gửi kèm theo tập thơ, có câu: “Từ cuộc đời tan nát của tôi, tôi chỉ có một mơ ước: là được thấy đông đảo người hiểu rõ được rằng chủ nghĩa cộng sản là một tai họa lớn của loài người.” (Nguyên văn tiếng Pháp: De ma vie, brisée, il ne reste quun seul rêve, cest de voi le plus grand nombre possible dhommes prendre conscience de ce que le communisme est ùn grand fléau de lhumanité.)
Vũ khí chống chọi lại độc đoán là thơ. Anh viết dõng dạc như một tuyên ngôn:
Giữa lao tù, bệnh hoạn, cơ hàn
Thơ vẫn bạn, và thừa dư sức bạn.
Anh nói rõ:
Thơ của tôi không có gì là đẹp
Như cướp vồ, cùm kẹp, máu, ho lao.
Thơ của tôi không có gì là cao
Như chết chóc, mồ hôi, báng súng
Thơ của tôi là những gì kinh khủng
Như đảng đoàn, lãnh tụ, trung ương
Thơ của tôi kém phần tưởng tượng
Nó thật như tù, đói, đau thương
Thơ của tôi chỉ để đám dân thường
Nhìn thấu suốt tim đen phường quỷ đỏ…
Giọng thơ phẫn uất, hờn căm là do họ gây nên trong anh, ai cũng dễ thông hiểu điều ấy. Trong tù, anh suy nghĩ:
Từ vượn lên người mất mấy triệu năm
Từ người xuống vượn mất bao năm?
Xin mời thế giới tới thềm
Những trại tập trung núi rừng sâu thẳm
Tù nhân ở truồng từng bày đứng tắm
Khoai sắn tranh dành, cùm, bạn, chém, băm…
Đánh đập tha hồ, chết quẳng chuột gặm.
Anh có những bạn tù lên 8 tuổi:
Một tay em trổ. “Đời xua đuổi ”
Một tay em trổ. “Hận vô bờ”
Thế giới ơi người có thể ngờ.
Đó là một tù nhân 8 tuổi
Anh tâm sự với mỗi người chúng ta:
Anh có biết giữa lao tù cay đắng
Rét không quần, không áo, đập hàm răng
Đói! Xương sườn xương sống trồi căng.
Ốm không thuốc, thân tàn xem khó chúng
Tôi vẫn có những đêm dài thức trắng
Tạo vần thơ câm lặng anh ơi!
Nghĩ về anh, tôi bỗng muốn có dịp hỏi cựu thủ tướng Phạm Văn Đồng: Ông nghĩ ra sao về người tù Nguyễn Chí Thiện? Anh Thiện có lẽ trạc tuổi với Phạm Văn Dương con trai duy nhất của ông. Ông có biết trường hợp này không? Nay ông thấy chế độ cần đối xử với anh Thiện ra sao? Có thể có một lời xin lỗi không? Lương tâm ông có yên ổn không? Nếu không hối hận thì cả bài luận văn ông từng viết về Nguyễn Trãi, xin hủy đi cho, xem như không có, vì ông không còn một chút tư cách nào để nói đến tấm lòng kiên dung vằng vặc và lòng nhân ái cao sâu của Nguyễn Trãi cả.