Biết bao hồ sơ oan trái mà chế độ “vô sản chuyên chính” ở Việt nam đã dựng lên đối với công dân nước mình, đối với đảng viên đảng cộng sản! Công lý xã hội, lẽ phải trong cuộc sống đòi hỏi phải xem xét lại từng trường hợp và kết luận lại một cách công minh. Sự nghiệp “đổi mới”, chủ trương đổi mới về pháp lý, sống theo luật pháp càng đòi hỏi sự xem xé lại một cách đầy đủ vô vàn hồ sơ ấy. Quy luật kế thừa của lớp người cầm quyền và lãnh đạo xác định trách nhiệm của những người nắm chính quyền hiện nay phải làm điều đó Họ không thể từ bỏ trách nhiệm, làm lơ hoặc ỉm đi được. Hồ sơ cuối cùng được nêu lên trong cuốn sách này là hồ sơ về những người “thuyền nhân”. Vì có người muốn bênh vực, chạy hết tội cho chế độ chính trị vừa qua ở Việt nam thường nêu lên rằng nó rất khác chế độ chính trị ở Liên xô, càng khác chế độ chính trị ở Trung Quốc vì nó có bộ mặt “người” hơn, nhân đạo và nhân ái hơn! Quả thật chế độ Stalin đẫm máu kinh khủng, tàn ác kinh khủng, với hàng chục triệu sinh linh bị đày đọa, khủng bố, bắn giết, thủ tiêu. Quả thật cải cách ruộng đất và cách mạng văn hóa ở Trung Quốc dã man, điên loạn, kỳ quặc, phi lý cũng đến tận cùng. Những cuộc bắn giết, truy lùng địa chỉ ác bá, bắn chết gục rồi đá xuống hố, không cho họ hàng người thân nhận xác, rồi giải cả các quan chức cấp cao cũ đội mũ lừa lê lết lên đường phố để nhân dân hò hét chửi bới, nhổ nước bọt, bạt tai… thì thật là “Tàu Trung Cộng”. Liên xô có những màn giết Kirốp, Bukhanine, ám sát Trôsky, bắt giết Beria, hạ bệ Khrushchev thì Trung quốc có màn bắn lãnh tụ cộng sản vùng Đông Bắc là Cao Cương, không kích bắn chết vợ chồng Lâm Bưu, hạ bệ tống giam lũ 4 tên, trong đó cả cả đệ nhất phu nhân Giang Thanh, giải đi tuần hành làm nhục chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ… Việt nam quả thật không có những cuộc thanh toán và hạ nhục ly kỳ đến như vậy. Thế nhưng không phải vì vậy mà bỏ qua những hành động phi lý, phi pháp (theo tiêu chuẩn pháp lý quốc tê) ở Việt nam được. Nó chiếm số lượng không nhỏ, và mặt ác độc nào đó không phải là không nặng nề, phi nhân tính.
Hồ sơ “thuyền nhân” từ 30-4-1975 đến tận gần đây là một chồng hồ sơ nhức nhối. Báo chí quốc tế đã viết rất nhiều tin tức phóng sự về “boat people”. Việt nam đã sáng tạo nên một danh từ mới không vẻ vang gì! Tổng cộng đã có tới khoảng 1 triệu rưỡi người mang danh hiệu “thuyền nhân”. Họ ra đi bằng đường biển, đi ra đại dương. Họ đi trên thuyền gỗ thuyền buồm, mảng, tàu lớn, tàu nhỏ. Già trẻ lớn bé đều có mặt. Có phụ nữ còn đẻ con trên tàu, trên bãi đổ bộ. Họ quê ở Sài gòn, Chợ Lớn, quê Cần Thơ, Vĩnh Long, Cà Mau, Phú Quốc… Họ quê ở Hải Phòng, Móng Cái, Hà nội… Nghĩa là từ mọi tỉnh, thành phố của đất nước. Họ làm đủ nghề: viên chức, sĩ quan chế độ miền Nam cũ, nhà buôn bán, công nhân, thợ thủ công, sinh viên, học sinh, bà nội trợ cho đến trí thức, nhà văn, nhà báo, sĩ quan quân đội, cán bộ, đảng viên cộng sản… Chưa có một công trình nghiên cứu về họ. Họ đi về phía Nam, dạt vào Thái Lan, Indonesia, Malaisia, xuống tận Châu úc… Họ sang Philippin, họ đi lên Ma cao, Hong Long, Nhật Bản… rồi sang tận Hoa Kỳ, Tây Âu…
Luận điệu thường được nhà tầm quyền ở Hà nội nói lên vấn đề này là: đó là những người phạm tội, phạm pháp, những người từ bỏ tổ quốc mình. Thậm chí có quan chức cộng sản thóa mạ: bọn đó là đồ bỏ, đồ chạy theo địch, đi tìm bơ sữa, là khúc ruột thừa ung thối, cắt đi cho khỏe. Hãy quên những kẻ chạy trốn ấy đi.
Rất cần, ngay từ bây giờ, một cuộc điều tra tỷ mỹ, khoa học, khách quan và chuẩn xác về sự kiện “di tản khổng lồ” này, một sự kiện chưa từng có trong lịch sử Việt nam (cùng với cuộc di tản từ Bắc vào Nam hồi 1954), một hành động tập thể bi thảm trước và sau ngày “giải phóng miền Nam”, làm cho chữ “giải phóng” mang một ý nghĩa mỉa mai, chua xót
Cần làm rõ những số liệu sau đây: đã có bao nhiêu “thuyền nhân vượt biển trước và sau 30-4-75? Họ thuộc những thành phần xã hội, nghề nghiệp tôn giáo, độ tuổi, địa phương nào? Họ đã phải chi bao nhiêu vàng, của cải, tiền bạc? Và bao nhiêu là phải nộp cho “chính quyền cách mạng”, cho công an… để mua bãi, mua tàu thuyền và cống nạp? Đã có bao nhiêu người bị đắm vì tai nạn, giông bão, tàu hư hỏng, bị hải tặc cướp? Đã có bao nhiêu phụ nữ bị hãm hiếp? Và nguyên nhàn của một thảm họa dân tộc này là ở đâu?
Lẽ ra phải có một cuộc điều tra và kết luận về cái kế hoạch 2, còn gọi là kế hoạch B của bộ nội vụ, của ngành công an: bán bãi, cho đi gọi là nửa hợp pháp để thu vàng “bỏ vào công quỹ, ép các tàu thuyền nhận quá tải để thu vàng tối đa, gây nên vô vàn thảm họa. Pháp luật quốc lề và dư luận quốc tế cần biết rõ về sự kiện khủng khiếp này. Không ai có thể ỉm đi, chôn vùi trong quên lãng thảm họa kinh khủng này! Đã có vài cuốn sách cũng như hàng trăm bài báo viết về người di tản, các trại di tản, nhưng chưa có một cuộc tổng kết đầy đủ và cần thiết. Đây sẽ là một công trình tập thể của chính hàng triệu bà con di tản, của các nhà báo, nhà văn, nhà thơ, nhà luật học quốc tế, nhà xã hội học…
Tôi đã gặp những người di tản cho biết đã phải nộp 6 lạng vàng, có người 2 lạng, có người lên đến 32 lạng (một gia đình 3 người nộp gần 100 lạng vàng) để di tản. Có người phải đi đến lần thứ 3, ìân thứ 4, thậm chí lần thứ 5 mới thoát, vì bị công an bắt đi bắt lại để làm tiền tối đa. Rồi cả người đi tiễn cung có khi bị công an khám người, tịch thu vàng, tiền, nhẫn, trang sức, cho đến cả xe tô, xe gắn máy của họ, nếu không sẽ không cho người thân đi thoát. Rồi tài sản: nhà cửa, đồ đạc để lại bị tịch thu- Một phần nhỏ cho “nhà nước”, một phàn lớn cho bọn tham quan ô lại. Những gia đình bị tan nát qua di tản, xa nhau, lạc nhau, bỏ nhau, người sống kẻ chết… cũng không sao kể xiết.
(Để bắt đầu thu lượm dần hồ sơ về thuyền nhân”, người viết cuốn sách này xin đề nghị lất cả bà con ở trong cuộc và hiểu biết vấn đề này ghi lại tóm tắt sự kiện bản thân mình biết theo những nội dung trên đây và gửi về: Thành Tín. Sài gòn Press. Box 4995. Irvine. CA 92716, UA. Kèm theo hàng chữ: Hồ sơ di tản. Xin cám ơn)
Bi kịch của người ra đi, của người ra đi không lọt, của người ở các trại tị nạn, của những người bị cưỡng bức trở về thật không sao kể xiết. Tôi đã gặp những phụ nữ khi kể lại bi kịch gia đình than khóc và cả gào thét lên một cách thê thảm về nỗi đau lòng giằng xé tâm can. Có người kể rằng sau đó đến 5,6 năm, không hề dám nhìn ra biển, không dám đến nơi gần đại dương, vì chỉ nghe tiếng sóng, nhìn thấy bọt biển là hiện lên những thảm cảnh máu và nước mắt, xác chết, người chết lả vì đói khát, người hấp hối không có cách gì cứu chữa, phải thả xác người thân xuống biển cả… Những cảnh ở tận cùng của sức chịu đựng của con người, không còn có thể vượt qua nổi nữa…
Trong khi giới cầm quyền ở Hà nội chụp mũ tất cả những người di tản là phạm pháp, là từ bỏ tổ quốc và đất nước, đi theo các nước phương Tây, mất gốc, tìm lõi thoát riêng cho bản thân mình một cách ích kỷ… thì cần chỉ rõ chính họ là một nguyên nhân, thậm chí nguyên nhân gốc của thảm kịch này. Giả thử như không có chính sách bắt giam đày đọa hàng tràm ngàn người trong cái gọi là “các lớp cải tạo, không có những chủ trương cải tạo công thương nghiệp vội vã, tràn lan, độc đoán, không có những định kiến về ngụy quân, ngụy quyền, ngụy dân, không có thái độ kỳ thị với các tôn giáo, đối với trí thức, không có chiến dịch xua đuổi. người Hoa một cách ào ạt… thì vấn đề di tản hàng loạt đã chắc chắn không xảy ra. Chính quyền đã tự mình phạm pháp khi chủ trương thu vàng và tổ chức đi tản, “xuất khẩu những công dân loại 2”, một chủ trương bán chính thức mà quốc hội không hề được biết. Đây là một vụ tham nhũng cực lớn, tàn bạo, đầy máu và nước mắt, một vụ phạm pháp ô nhục của hệ thống chính quyền, đày đọa nhân dân mình không ai có thể bênh vực và lấp liếm được.
Gọi là thuyền nhân nhưng thật ra còn có cả những “bộ nhân”, người di tản bằng đường bộ từ Việt Nam Nam sang Lào, Cam bốt, Thái Lan) và gần đây có cả “không nhân”, nghĩa là người di tản hằng đường hàng không, theo con đường du lịch, sang Nga, các nước Liên xô cũ, Ba Lan, Tiệp Khắc, Bungari, Đức, Pháp, Hà Lan, Bỉ… Chính các cơ quan ngoại giao, lãnh sự, công an, du lịch ở Hà Nội là đầu mối của đường dây xuất khẩu lao động, thanh niên, sinh viên, nghiên cứu sinh cũ ở các nước này, bán hộ chiếu (giả mà thật), bán vé máy bay, định giá (từ Hà Nội đi Moscou là 3.800 đô la một người); từ Hà Nội đi Cộng Hòa Liên Bang Đức là 4.400 đô la một người…) Cuối tháng 12-1992 ở Quốc hội, Thủ tướng chính phủ báo cáo rằng nạn dí tản đã chấm dứt cũng vẫn là nói dối, là che dấu các cuộc di tản do một bộ phận chính quyền tổ chức một cách phi pháp các “không nhân nói trên. Tội lỗi của họ vẫn đang còn chồng chất?
Động cơ của nhưng người di tản có nhiều. Có người vì không sống nổi dượt một thc chế mà họ cho là độc đoán, không dân chủ; có người vì không thể kinh doanh một cách ngay thật được; có người vì lương lai của con cái, mong chúng được học hành chu đáo, thành tái thật sự; có người để sum họp gia đình; có người vì lương tâm ngay thật, không muốn sống trong môi trường lừa dối, ô nhiễm về đạo đức; rất ít kẻ vì phạm pháp sợ bị trừng trị, bỏ trốn; còn có cả trí thức trung thực; thanh niên có hoài bão; đảng viên Cộng Sản cũ có lương tâm không thc tự do nói lên ý nghĩ chính trị bộc trực của mình mà không bị trừng phạt nên buộc lòng phải tạm ra nước ngoài để đấu tranh cho một nền dân chủ thật sự trên đất nước mình. Không thể vơ đũa cả nắm, nói theo kiểu vu khống của một số người trong chính quyền là họ đều là những người quay lưng lại quê hương, theo đế quốc, ăn phải bã chiến tranh tâm lý của phương Tây!
Trên đây đã nói đến một số “hồ sơ” của các vụ, việc từng diễn ra tuồng mấy chục năm qua. Tuy kể ra cũng khá nhiều, nhưng vẫn còn rất không đầy đủ. Từ vụ sát phạt các đảng phái đối lập, rồi “sai lầm” trong Cải cách ruộng đất, đến các nạn nhân trong vụ Nhân Văn Giai Phẩm, rồi từ các vụ “xét lại, “chống đảng”, đến các chiến dịch cải tạo xóa bỏ chế độ tư hữu, cho đến các vụ đàn áp tôn giáo, cũng như “các trại cải tạo, vô vàn “thuyền nhân”, những người đấu tranh cho dân chủ… tất cả nêu lên một bức tranh nặng nề khủng khiếp mà nguyên nhân gốc là xã hội không có dân chủ và tự do. Sự đánh giá về nguyên nhân và trách nhiệm liên quan đến các hồ sơ này đang rất khác nhau, trái ngược nhau, chưa được kết luận minh bạch. Tác giả nêu lên để mong các sự kiện trên sẽ dần dần được phân tích và đánh giá đúng đắn. Đó là mong muốn của toàn xã hội, nhất là của hàng vạn, hàng vạn người ở trong cuộc, của những người liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến các vụ, việc trên đây. Để các hồ sơ còn trợn trừng mắt vì oan ức chất chứa chưa được giải, cuối cùng có thể khép lại, cho vào kho lưu trữ của lịch sử sau khi sự thật được sáng tỏ và công bằng được thực hiện.