Thiếu dân chủ là tai họa quốc gia và xã hội.
Thiếu dân chủ cũng là mối nhục của đất nước. Thiếu dân chủ đang ngáng trở sự nghiệp phát triển, mọi tài năng không được huy động và sử dụng xứng đáng. Những người lãnh đạo bảo thủ và giáo điều rất sợ dân chủ, đưa ra con ngáo ộp: dân chủ là tai họa, vì sẽ dẫn đến hỗn loạn.
Họ đầu cơ nguyện vọng của nhân dân: nhân dân ai nấy đều không muốn đất nước rơi vào tình thế hỗn loạn. Họ lập luận: coi kìa, Liên xô cũ đó, thiếu thốn hàng hóa, đồng rúp mất giá, còn đánh nhau ở Karabak nữa, vì dân chủ đa đảng đó! Coi kìa, Nam tư đó, nội chiến dài dài, hỗn loạn xã hội, vì dân chủ đa đảng đó.
Họ chơi bài lừa đối, lẫn lộn nguyên nhân với kết quả: họ vẫn không cho nhân dân biết và hiểu rõ tình hình các nước khác. “Thông tin có định hướng” của họ là vậy, là xuyên lạc và lừa dối, che dấu sự thật. Sự thật ở Liên xô cũ có thiếu hàng hóa, có xung đột giữa một số dân tộc, đều là hậu quả của những chính sách sai lầm dưới chế độ Xô Viết. Qua cuộc trưng cầu dân ý tháng 5-1993 vừa qua, đông đảo nhân dân (hơn 70%) bày tỏ chính kiến, cho rằng đời sống so với trước có giảm sút, gặp khó khăn hơn, nhưng không bao giờ quay về với chế độ Xô Viết. Họ hiểu một chế độ sai lầm tệ hại kéo dài hơn 70 năm, hậu quả nặng nề của nó phải, cần trên dưới 10 năm mới khắc phục nổi. Chế độ còn quá nhiều vấp váp trắc trở, nhưng dứt khoát là hơn hẳn chế độ độc đoán cũ. Họ chấp nhận khó khăn, kiên quyết phán đấu để vượt qua.
Cho nên khẳng định dân chủ đa nguyên sẽ tất yếu dẫn đến hỗn loạn là lừa dối là hù dọa nhân dân để duy trì đất nước trong tình trạng lạc hậu cả về chính trị và kinh tế. Những người đấu tranh cho dân chủ cần khẳng định: dân chủ là lời giải thích cơ bản cho bài toán của đất nước; chấm dứt một chế độ một đảng duy nhất khư khư ôm chặt quyền lực, độc đoán chuyên quyền là một yêu cầu cấp bách của tình thế, có thể chung sức tìm ra một con đường xây dựng dân chủ trong trật tự xã hội, trong kỷ luật và trong ổn định.
Con đường đi đến dân chủ có trật tự, an toàn, ít xáo trộn dữ dội nhất là những người lãnh đạo đảng cộng sản thật sự lấy quyền lợi nhân dân làm trọng; tôn trọng nguyện vọng của nhân dân và thành tâm đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng và bị cô lập, nhận sửa đổi Hiến Pháp và luật pháp theo hướng dân chủ thật sự, thực hiện bầu cử tự do để nhân dân tham gia lựa chọn đại biểu của mình, có tranh cử hẳn hoi trong trật tự, qua báo chí, đài phát thanh và vô tuyến truyền hình, chấm đứt cái kiểu: đảng chọn, dân bầu phi pháp và đáng hổ thẹn.
Để ngăn chặn và phòng ngừa hỗn loạn, có thể đề ra và thông qua những quy tấc tranh cử như: cấm mọi hành động bạo lực, những tổ chức chính trị có được một số lượng người đến mức nào đó mới được tham dự tranh cử (ví dụ như 5% số cử tri ở một địa phương); lực lượng quân đội và an ninh làm nhiệm vụ bảo vệ đất nước và an ninh xã hội, bảo vệ cuộc bầu cử, có thể không tham gia bỏ phiếu, hoặc tham gia bỏ phiếu thì có quyền tự do lựa chọn, không bị kỷ luật quân đội ràng buộc; cấm kích động hận thù cá nhãn; cấm tuyên truyền kỳ thị nam nữ, đảng tộc, chia rẽ Bắc Trung Nam; không nhắc đến những người đã quá cố vì họ không có khả năng tự bảo vệ nếu họ bị lên án.
Mặt khác, trong thời gian chuẩn bị bầu cử, qua những cuộc gặp gỡ giữa cử tri và người ứng cử, qua báo chí và các phương tiện truyền thông, đông đảo nhân dân có thể bày tỏ thái độ của mình đối với cuộc bầu cử, đề ra yêu cầu chính tri đối với các ứng cử viên, như: yêu cầu họ tự chứng tỏ là người đứng đắn, tự trọng, trung thực; thái độ tranh cử điềm đạm, có văn hóa, tôn trọng dư luận; thể hiện lập trường yêu nước, thương dân thật lòng; nhìn rõ hiện tại và có những chính kiến rõ ràng, bổ ích cho hiện tình và tương lai của đất nước…
Chính dư luận và sức ép chính trị, tầm lý xã hội ấy sẽ tạo nên một sự lựa chọn hào hứng và trung thực những nhà hoạt động chính trị kiểu mới mà đất nước cần đến. có tâm huyết, có kiến thức và tầm nhìn, nằm trong số lực lượng tinh hoa (elite) của dân tộc. Nhân dân, cử tri đông đảo và dư luận xã hội trưởng thành về chính trì sẽ lâ trọng tài công minh và sáng suốt, loại bỏ những bộ mặt cơ hội, tham quyền cố vị, bảo thủ, vô trách nhiệm, tuyển chọn đích đáng những đại biểu nhân dân mà tình thế cần đến. Những kẻ rắp tâm gây hỗn loạn sẽ bị dư luận vạch mặt và lên án công khai. So với thế giới ngày nay, nhân dân ta đã lạc hậu khoảng hơn hai thế kỷ về mặt có quyền công dân đầy đủ, có quyền tự do bầu cử và ứng cử, được đề xướng trong cuộc cách mạng Pháp 1789. Lẽ ra sau khi có độc lập rồi thì việc xây dựng một xã hội công dân à yêu cầu cơ bản và cấp bách nhất. Các quyền tự do của công dân bị hạn chế trong thời chiến được thực thi đầy đủ, người làm ruộng làm chủ ruộng đất, người kinh doanh được tự do cạnh tranh theo luật, người công dân có quyền tự do tư tưởng tín ngưỡng, chính kiến, đi lại, quyền tự do báo chí, xuất bản được công nhận.. thì xã hội ta đã tiến bộ, phát triển toàn điện khác hẳn ngày nay. Xã hội Việt nam đã chậm khoảng 20 năm về thực thi dân chủ, về xây dựng một xã hội dân sự, về công nhận quyền công dân…