Tháng 9-1990, tôi đi máy bay Aeroflot Liên xô từ Hà Nội đến Moscơw, và đến trụ sở báo Prada (Sự Thật) của Đảng Cộng sản Liên xô để nhận vé máy bay đi Pari. Đã thành lệ nước Việt nam nhỏ bé, nghèo hèn phải đi bằng chân người khác”. Tại đây một phóng viên của Ban Quốc tế kể một câu chuyện để đùa vui một lát. Chuyện rằng khi ông Nguyễn Văn Linh, Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt nam, đi dự lễ Quốc khánh lần thứ 40 nước Cộng Hòa Dân Chủ Đức (tháng 10-1989) ở Berlin, ông Gorbachev, Tổng bí thư Đảng cộng sản Liên xô đã lịch sự ngả mũ, cười khẩy, chào rằng: “Kẻ cơ hội lởn nhất của hành tính xin chào ngài!” Người phiên dịch Việt nam giật mình, mặt đỏ gay, ấp úng dịch lời chào này cho ông Linh. Hôm sau, Ngài Tổng bí thư ốm, bị liệt dây thần kinh số 7 ở má phải, mồm méo xệch. Cái lạnh âm 12 độ khi đứng trên lễ đài dự duyệt binh lớn hay là lời chào bất ngờ trên đây đã làm cho Ngài cảm lạnh và ốm?
Câu chuyện anh phóng viên Nga kể không làm cho tôi sửng sốt, vì tôi đã nghe câu chuyện y như thế khi còn ở Hà Nội. Lời chào này chỉ có 3 người biết: ông Gorbachev, ông Linh và anh phiên dịch. Vậy mà ở Hà Nội và ở Moscou nhiều người biết và truyền cho nhau. Có bao nhiêu phán trăm sự thật?
Tôi biết rõ 2 sự thật liên quan đến lời chào độc đáo này.
Tại Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Việt nam lần thứ 7 và lần thứ 8 sau sự kiện Thiên An Môn (tháng 6-1989) và sự sụp đổ của bức tường Berlin (cuối năm 1989), tình hình Liên xô và Đông Âu được nhận định và phân tích kỹ lưỡng.
Nhận định có nhiều nội dung, điều quan trọng nhất là: trong nội bộ lãnh đạo của Liên xô, có một thế lực rất nguy hiểm, mang sai lầm nặng nề của chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh đầu hàng chủ nghĩa đế quốc, tiêu biểu là Gorbachev. Những người phê phán nặng nề nhất Gorbachev vẫn là các vị từng lên án gắt gao nhất Trần Xuân Bách, như: Đào Duy Tùng, Nguyễn Đức Bình, Nguyễn Hà Phan, Nông Đức Mạnh, Lê Phước Thọ… Có người còn đưa ra giả thuyết: Gorbachev phải chăng là tay chân của CIA, con bài của đế quốc Mỹ? Chắc chắc nhận định trên đây được phổ biến ở hội trường Ba Đình, ở cách sứ quán Liên xô có chửng 500 mét đã đến tai những người trong sứ quán Liên xô, mặc dầu những người dự nghe đã được dặn là không được ghi chép.
Sự thật thứ hai là ông Nguyễn Văn Linh, từng có cách nhìn thoáng đạt khi mới nhận chức Tổng bí thư cuối năm 1986, từng khuyến khích các văn nghệ sĩ tự mình cởi trói, tự cứu lấy mình, không uốn cong ngòi bút trước bất kỳ sức ép nào; ông đã từng cay dắng bị đưa ra ngoài Bộ Chính trị ở Đại Hội 5 (1982), có lúc phải nhận cái chức không mấy thực chất Chủ tịch Tổng công đoàn, nên thông cảm với số phận của những người bị chèn ép. Vậy mà sau sự kiện Thiên An Môn và bức tường Berlin sụp đổ, người ta thấy ở ông Nguyễn Vãn Linh một con người khác. Ông trở lại nguyên si là người bảo vệ cơ chế, bảo vệ sự trì trệ bằng mọi giá, bảo vệ những quan điểm bảo thủ nhất. Sự đe dọa mất quyền lực đã làm sống dậy trong ông tiềm thức tự vệ mãnh liệt.
Hồi 1986, khi ông hết lời ca ngợi Perestroika (đổi mới) và Glasnot (trong sáng) của Liên xô, có người mong chờ ở ông một Gorbachev Việt nam. Nhưng họ đã vỡ mộng! Cờ đã đến tay ông thì ông run tay, sợ hãi? Ông trở về với bản chất nguyên si của mình: người của cơ chế, sống chết với cơ chế, một apparatchik (theo tiếng Nga: công chức trung thành của bộ máy quan liêu) toàn tâm toàn ý phục vụ bộ máy, bất chấp sự thật và chân lý. Đầu tháng 9-1989, tại mít tinh lớn mừng Quốc khánh, lẽ ra ông Võ Chí Công đọc diễn văn chính, nhưng ông Linh yêu cầu chính mình đứng ra đọc, vì “chúng ta đứng trước một tình hình rất đặc biệt”. Trong diễn văn, thông điệp quan trọng nhất của ông là: lịch sử đã giao phó cho Đảng cộng sản Việt nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo cuộc cách mạng ở Việt nam, trước kia là thế, hiện nay là thế và mãi mãi về sau vẫn sẽ là như thế. Đó là quy luật tất yếu! Đa nguyên trở nên bị cấm kỵ một cách tuyệt đối. Tôi từng thấy các phóng viên Pháp, Nga, Mỹ, Đức, Nhật… bịt mũi, phì cười, rồi nhún vai, lắc đầu trợn trừng mắt khi nghe lời khẳng định cái quy luật tất yếu quá ư là kỳ khôi ấy.
Qua lời kể của Nguyễn Xuân Tùng, trợ lý của Tổng bí thư hồi ấy (hiện là Phó bí thư Thành ủy Hà Nội), việc đi Berlin dự lễ mừng Quốc khánh Đức lẽ ra các ông Chủ tịch Hội Đồng Nhà nước Võ Chí Công và Chủ tịch Hội Đồng Bộ trưởng Đỗ Mười đi dự mới phải, thế nhưng lại chính ông Linh tự đề xuất: Phải chính tôi đi mới được? Để tôi còn có dịp cố thuyết phục đồng chí Honecker và nhất là trao đổi ý kiến với Gorbachev. Phải cố thuyết phục họ, nếu không tình hình sẽ vô cùng nguy hiểm…
Và thế là chưa kịp thuyết phục ông Gorbatchev, ông đã được một lời chào độc đáo,bất ngờ, làm ông đứng ngẩn ra một lúc như… trời trồng vậy. Chuyện kể hồi ấy rằng sau khi dự lễ quốc khánh, duyệt binh và ôm hôn ông Honecker ở Berlin về rồi được tin ông Honecker “ngã ngựa”, và sau khi nhận lời chào của “kẻ cơ hội lớn nhất hành tinh”, ông Linh ốm. Bác sĩ của ông cho biết bệnh đái dắt thêm nặng và mồm ông méo khi nói khi cười khi súc miệng nước phun cả ra ngoài. Vợ ông rất lo. Và bà từng lãnh đạo Hội phụ nữ Sài Gòn ấy bỗng đi xem bói! Thầy bói phán: “Hướng cổng không ổn? Thần thổ địa không hài lòng. Thế là ngay sau đó cổng nhà ông trông ra phố Phan Đình Phùng phải đóng chặt. Đội xây đựng của Ban Tài Chính Quản trị Trung ương Đảng trổ ra cổng mới, trông ra phố Nguyễn Cảnh Chân, nhìn chếch sang nhà ông Trường Chinh (cũ) và nhà ông Hoàng Quốc Việt. Ông khỏi bệnh; nhờ châm cứu hay nhờ hướng cổng mới? Từ hướng Bắc (nhìn sang Trung Quốc) chuyển sang hướng Đông (nhìn ra đại dương, sang Hoa Kỳ?)…