Thanh Tịnh

Tôi quen Thanh Tịnh từ hồi làm Tổng tập văn học Việt Nam, tập 30A, 30B. Tôi tuyển một số truyện ngắn của ông trong tập Quê mẹ. Ông cứ cám ơn tôi mãi về chuyện này.(Năm 1982, Thanh Tịnh tặng tôi tập thơ của ông. Ông ghi lời đề tặng: “Kính tặng anh Nguyễn Đăng Mạnh quý mến với lòng biết ơn chân thành”). Thực ra đó là do chất lượng các tác phẩm của ông. Tôi rất thích tập truyện Quê mẹ. Ông viết rất hay về những người đàn bà nhà quê hiền lành, chất phác ở một vùng sông nước miền Trung. Văn của ông thường ẩn dấu một nụ cười hóm hỉnh kín đáo và rất nhân hậu.

Ông sống độc thân ở một căn phòng trên tầng hai của khu nhà trụ sở tạp chí Văn nghệ quân đội, số 4 Lý Nam Đế. Trong phòng, ông bầy la liệt các thứ đồ cổ: bát, đĩa, ấm chén, lọ, ngựa sành, tượng phỗng, lư, đỉnh, kỷ, đôn, chậu, không kể tranh ảnh… Có cả mấy viên gạch cổ mới đem ở Liễu Đôi về. Ông còn chỉ tôi xem xác ướp một con kỳ đà rất lớn treo ngang trên chiếc gương ở phòng toilette… Không biết ông kiếm đâu ra được những của ấy. Ông giảng cho tôi nghe, con kỳ đà có khả năng dùng răng giữ thuyền rất chắc, như một cái neo sắt ệây… Ông chỉ vào những bát đĩa, ấm chén, bình hoa… giảng, đĩa này là thời Lý, bát này là thời Trần, bình này là thời Lê… Tôi chẳng hiểu gì về đồ cổ. Tô Hoài thì cho ông bịa ra, tán ra thế thôi, chứ nhiều bát đĩa của ông là lấy ở Bát Tràng về….

Thanh Tịnh vốn là một hướng dẫn viên du lịch thời Pháp. Ông có bằng guide du lịch cao cấp đào tạo ở Angkor, Căm – pu – chia. Sau cách mạng Tháng Tám, ông đưa một đoàn du lịch từ Huế ra Hà Nội và dự hội nghị văn hoá toàn quốc rồi bị nghẽn không trở về được, vì đúng vào lúc cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Vậy là ra đi tay không, vợ con bỏ lại hết ở Huế.

Ông có lệ, hễ có khách đến chơi, cần trò chuyện riêng, ông lại đốt một nén hương. Ngửi thấy mùi hương, biết có khách, người ta không đến quấy ông nữa.

Nghe ông nói chuyện, tôi cũng biết được một ít về kiến thức chuyên môn của ngành du lịch:

Thời Pháp có hai cấp đào tạo hướng dẫn viên du lịch (guide touriste). Một là cấp xứ (Đồng Dương gồm 5 xứ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, Miên, Lào). Cấp này phải có bằng Thành Chung (diplôme). Hai là cấp toàn Đông Dương. Phải có bằng tú tài. Thi tuyển ở Angkor. Thanh Tịnh thuộc cấp thứ hai này.

Quan sát một phong cảnh phải xác định point touristique. Thí dụ, đứng ở quầy bán hoa trông sang Bách hoá tổng hợp mà nhìn hồ Hoàn Kiếm là point touristique tốt nhất, bao quát được toàn cảnh, cả các di tích.

Lại có saison touristique. Thí dụ lăng Minh Mệnh thì xem vào mùa thu, mai vàng nở đẹp. Lăng Tự Đức thì xem vào mùa hè, sen nở trong các hồ. Lại còn temps touristique: cảnh này thì xem ban đêm, cảnh kia xem buổi chiều…

Thanh Tịnh cũng thích nói chuyện lịch sử, chuyện cổ sử. Và tôi để ý, thấy ông thích những lời nói hay, những cách diễn đạt thông minh, thú vị. Ông nói, Hoàng Minh Giám hay Phan Anh có đưa sang Pháp mấy mũi tên đồng của ta có từ thế kỉ thứ ba trước công nguyên. Lúc ấy người Âu Châu vẫn còn là con vượn có đuôi. Tên không bắn bằng cung, ná, mà bằng súng bắn đi hàng loạt như những viên đạn nhọn. Không phải tên bịt đồng mà là đạn hình mũi tên có ngạnh. Hiện nay chưa hiểu bắn bằng cái gì, súng gì. Lại có đạn đá nữa. Boris Polévoi nói: “Một dân tộc đúc đạn đồng chống giặc một dân tộc quyết chiến. Nhưng khi họ ngồi đẽo những viên đạn đá để đánh giặc thì thôi, kẻ thù chỉ đi về.”

Ông lại dẫn một câu nói rất hay của nhà sư Thích Thiện Tâm hay Thích Thiện Minh: “Con người ta khi ra đời khóc để cho người khác cười. Bác Hồ khi từ giã cõi đời, đã cười để người ta khóc. vùng Đông á này chỉ hai người cười cho người ta khóc, Thích ca Hồ Chí Minh”.

Ông nói muốn sửa một câu trong năm điều Bác Hồ dạy:

Yêu Tổ quốc
Yêu gia đình

Như thế hơn là yêu T quốc, yêu đồng bào. Đồng bào nằm trong Tổ quốc rồi. Còn gọi cha mẹ là đồng bào à!

Ông phê phán cuốn Búp sen xanh của Sơn Tùng, giải thích tên cụ Hồ là Côn, Côn là cá quý, ngọc quý. Không đúng. Ba anh em cụ Hồ tên là Cung, Khiêm, Thanh. Cung là cung kính, Khiêm là khiêm tốn, Thanh là trong, là giản dị. Một hệ thống như thế mới đúng chứ! Cách giải thích củaThanh Tịnh xem ra có lý hơn.

Ông có vẻ tán thưởng câu nói của một người nước ngoài: “Hồ Chí Minh, tên giả, ngày sinh giả, ngày mất giả, chỉ lòng yêu Tổ quốc thật”.

Ông kể chuyện vợ chồng Charlie Chaplin thăm Huế. Họ nói về cái nón Huế. Người Tây có parasol, parapluie, paravent. Cái nón thì có đủ cả: che mưa, che nắng, che gió. Nó lại là cái quạt, tạo ra gió nữa. Bà vợ thêm: nó còn che được sự thẹn thùng của cô gái Huế.

Ông rất khoái khi khái quát được đặc điểm của ba thế hệ người một cách ngắn gọn và dùng toàn vần đ:

  • Trẻ đi đàn.
  • Lớn đi đôi.
  • Già đi độc.

Sự khái quát này chắc có liên hệ đến số phận của bản thân ông.

Vì có chuyên môn hướng dẫn du lịch, nên mỗi khi có khách nhà văn nước ngoài sang thăm, cần đi tham quan đâu đó, ông lại được Hội nhà văn nhờ giúp. Không phải chỉ vì ông biết cách giới thiệu những đền đài, thắng cảnh một cách ngọn ngành đâu ra đấy, mà còn vì ông cũng biết đối đáp với khách văn và biết khôn khéo tháo gỡ những trường hợp khó xử. Về mặt này Thanh Tịnh cũng láu lỉnh, tinh quái ra trò.

Một lần ông đưa B. Polévoi đi thăm đền Bà Triệu (Thanh Hoá). Xem phía ngoài xong rồi, Polévoi muốn vào xem hậu cung có tượng Bà Triệu. Thanh Tịnh nói với bà tự xin vào trước xem thế nào. Ông thấy mấy tay dân công đang nằm ngủ, cởi trần, phơi slip ngay trong hậu cung. Tởm quá! Không thể để Polévoi vào được. Ông nói với nhà văn Nga: “Người Việt Nam chúng tôi lệ “kính như thần tại”, nghĩa kính trọng thần như lúc còn sống. Triệu con gái, chưa chồng, nên nếu Polévoi thì mới vào được. chỉ rằm, mồng một mới mở cửa.”

Về sau Polévoi đi thăm đền Hai Bà Trưng. Ông đem ba bó hoa, tặng hai bà hai bó, còn một bó thì nhờ hai bà đi thăm và tặng bà Triệu hộ.

Thanh Tịnh ở ngoài Bắc, không lấy vợ. Ông vẫn chung thuỷ với bà ở trong Nam. Sau 1975, ông trở về, vợ ông đã lấy chồng khác, con ông thì đi ngụy quân, cũng không tha thiết gì với ông cả. Ông lại quay trở về Hà Nội, sống độc thân ở số 4 Lý Nam Đế như cũ. Ông có câu thơ cám cảnh thân phận của mình:

Ra đi mấy chục năm trường,
Ăn cơm tập thể, nằm giường nhân

Cuộc đời buồn thế mà ông hay nói chuyện vui, nói đùa. Có lẽ chính vì đời buồn quá nên ông phải cố cười cho quên đi.

Ông đùa ngay với nỗi đau của mình. Khi về quê, người ta bảo ông về làng mà ở. Ông nói: “Bây giờ nhà thờ tổ không còn, nhà cũng không, “nhà tôi” cũng không, đã thành “nhà” người ta mất rồi!”

Ông đọc cho tôi nghe một vế câu đối, không biết do ông đặt ra hay người ta thách ông. Vế câu đối chưa có ai đối lại được: “Nhà văn, nhà báo, nhà giáo, nhà thơ, cả bốn nhà đều không nhà ở”. Thanh Tịnh đúng là làm bốn “nhà” ấy mà không có nhà cửa gì.

Ngồi với ông hôm ấy (19.9.1982) ở 4 Lý Nam Đế, ông kể tôi nghe nhiều chuyện vui. Tôi còn nhớ mấy chuyện như sau:

– Trong tập Những người thích đùa có một truyện không được dịch. Có một anh muốn tự tử, dùng nhiều cách không chết được, mua phải toàn đồ rởm: dao rởm, thuốc độc rởm, giây thừng thắt cổ rởm. người mách cho một cách chết ngay, chết chắc chắn: đọc báo Nhân dân liền ba ngày.

Có người thắc mắc đến chất vấn Võ Văn Kiệt: “Sao Thanh Nga trước 1975 đóng vai chống cộng nay lại cho đóng vai Trưng? Văn Kiệt trả lời: “Hay mời Nguyễn Thị Thập, Nguyễn Thị Định đóng vậy?”

khu phố ông người ta bắt được một thằng chuyên ăn cắp xe đạp. Họ bắt biểu diễn mở các thứ khoá. Các loại khoá ngoại tốt nhất đều mở được hết. Hỏi nó: “Khoá nào mày thấy khó mở nhất, không mở được? nói: “Khoá Việt Nam. xe khoá rồi vẫn đứng nhìn. chính chủ cũng không mở được. Phải dỗ mạnh xe mấy cái mới mở được”.

Anh biết thế nào chủ nghĩa hội khoa học không? Khoa học thì phải thí nghiệm. Khoa học khác thì thí nghiệm trên loài vật. Còn chủ nghĩa hội khoa học thì thí nghiệm trên loài người.

Một lần ông đưa mấy nhà văn Tây đi du lịch. Họ nghĩ ra cái trò thi kể chuyện tiếu lâm, xem chuyện nước nào hay hơn. Thanh Tịnh kể chuyện này:

“Ngày xưa đàn bà vừa đẻ con, vừa phải cho con bú, vất vả quá, trong khi thằng chồng chả phải làm gì, chỉ đi chơi. Các kiện lên Ngọc Hoàng đòi cho xử công bằng. Ngọc Hoàng bèn lấy đàn lắp cho đàn ông. Chồng phải cho con bú. Nhưng thằng đàn ông ham đi chơi lang thang. Con đói không được bú, khóc ghê quá. Các không chịu được, lại kêu với Ngọc Hoàng. Ngọc Hoàng bèn lấy lại thằng đàn ông lắp lại cho đàn bà. Từ đó thằng đàn ông cứ trông thấy đàn nhìn chằm chằm đòi chộp lấy. của nó, đòi lại”. Mấy ông Tây phục quá, đành chịu thua.

Vì tính hay đùa vui, lại biết làm thơ, nên hồi kháng chiến chống Pháp, Thanh Tịnh thường trổ tài làm những bài vè rất vui gọi là độc tấu, vừa kể vừa làm điệu bộ, tựa như một thứ kịch vui chỉ có một vai độc diễn. Trường Chinh, Tố Hữu khen lắm, tác dụng tuyên truyền chính trị rất tốt. Thời kháng chiến, bộ đội ngồi trên bãi cỏ, quanh đống lửa trại mà xem độc tấu Thanh Tịnh thì thú lắm. Rất vui mà chẳng cần phông màn, trang phục gì cả.

Giờ chiến tranh đã đi qua, Thanh Tịnh sưu tập tác phẩm in thành một tập thơ. Ông tặng tôi. Đọc chán quá! Vè chứ đâu phải thơ, đâu phải nghệ thuật. Một thứ vè chỉ có giá trị tuyên truyền nhất thời, không phải nghệ thuật thì làm sao có giá trị lâu dài! Trong cuốn Chủ nghĩa Mác văn hoá Viêt Nam, Trường Chinh nói: tuyên truyền cao đến một mức nào đó thì tuyên truyền trở thành nghệ thuật. Làm gì có chuyện ấy! Tuyên truyền cao đến như độc tấu của Thanh Tịnh thì cũng vẫn chỉ là tuyên truyền.

Thanh Tịnh là một trong những nạn nhân bi thảm nhất của lý luận văn nghệ Trường Chinh.

Hồi ấy, độc tấu Thanh Tịnh bị Đoàn Phú Tứ chê là bồi bút, cu-li bút, hạ thấp nghệ thuật, thành thằng hề. Thanh Tịnh trả lời, nếu có thể làm cho dân, cho lính trong kháng chiến được vui thì tôi sẵn sàng làm hề, loại hề bét nhất, mười lần hề cũng được!Nói thế không sai, thậm chí còn thể hiện nhiệt tình yêu nước, nhiệt tình kháng chiến rất cảm động của Thanh Tịnh. Nhưng không nên chỉ làm vè. Phải làm nghệ thuật nữa chứ. Cụ Hồ làm thơ tuyên truyền nhưng đồng thời cũng làm thơ nghệ thuật. Ông cụ phân biệt rất rõ tuyên truyền và nghệ thuật.

Hồi ấy, Trường Chinh khen độc tấu Thanh Tịnh là loại khinh binh, loại xung kích, và ra sức cổ vũ.

Đúng là lòng yêu nước của Thanh Tịnh thì thật cảm động. Nhưng ông không tỉnh táo.

***

Thanh Tịnh qua đời dễ đã hơn mười năm rồi.

Không biết cái kho đồ cổ của ông nay còn không? Không biết người ta có giữ cái phòng ông ở làm lưu niệm không?

Láng Hạ 10.6.2007