Chương 7

Ông Hồng Tông Cúc, bố Hồng Linh chỉ có một người em trai, ông Hồng Lộ Thuỷ. Hai anh em học đại học ở Nam Kinh, bắt đầu tham gia cách mạng thì bị bắt. Một số sinh viên bị ném xuống biển. Mẹ sợ bèn đưa cả hai sang Việt Nam. Mẹ của Linh là con một của một hoa tiêu tàu thuỷ ở Hải Phòng, quê Phật Sơn, Quảng Đông.

Để khỏi bị Tưởng (Giới Thạch) ném xuống biển nên sang Việt Nam tiếp tục cách mạng thì Hồng Tông Cúc chết mất xác trên rừng. Hồng Lộ Thuỷ làm khoa học, không theo đường cách mạng của anh, lúc đánh Pháp ông ở Hà Nội. Năm 1954, ông trong ban quản trị nhà máy xe đạp Dân Sinh vốn là nhà máy xe đạp Berset của Pháp mà ông và một số tư sản người Hoa mua lại. Rồi bị cải tạo, mất sạch, ông làm tổ trưởng tổ mạ rất có uy tín nhưng dẫu sao cũng là “lão tư sản Khựa”. Về hưu, ông bị tai biến não và bại liệt và được phép về Trung Quốc đúng lúc Cách mạng Văn hoá bắt đầu, giữa lúc ở Hà Nội, người Hoa yêu Mao ngồi đâu cũng than thở – cả với tôi – Việt Nam nhát. Họ hệt những người xem đấu vật hay đua ngựa, chọi dế, đầy nhận xét và ý chỉ đạo. (Một người họ hàng của Linh bảo tôi: “Đại sứ quán với báo Tân Việt Hoa bảo tôi là Mao Chủ tịch chỉ thị đưa đặc công hai nước ra đảo Guam mà đánh tận sào huyệt chúng nó (Mỹ) thế nhưng Việt Nam “rét”, lỡ bao thời cơ). Bà Lộ Thuỷ và các đứa con vẫn phải ở lại Việt Nam. Nhưng ba con ông bà, trong có chú út tên Chừ, trốn trước về Trung Quốc. Vừa qua biên giới bị bắt luôn. Mỗi người về một nông trường xa nhau.

Đến đây nên kể chuyện Chừ.

Những ngày mới đến nông trường, người ta hỏi Chừ biết làm gì. Làm điện. Thế là tối tõi trông nom điện đèn, điện loa cho các cuộc đấu xét lại, phản động, phái hữu…, bảy loại yêu ma quỷ quái phải tiêu diệt. Lôi ra hàng xâu. Đấu hả căm thù thì cho mỗi đứa một nhát cuốc vào đầu, thục dao găm vào bụng rồi thúc mạnh đầu gối vào lưng cho nở xòe ra cả bộ gan bốc khói. Xẻo từng miếng chia nhau ăn tại trận. “Anh ở bên đó thì gan bị moi xơi từ lâu rồi”, Chừ nói.

Rồi Chừ bị gọi đi làm thông ngôn cho Nhân dân Giải phóng quân đánh vào sáu tỉnh biên giới Việt Nam. Biết tiếng Việt, anh phải ôm máy thu thanh ngồi xe đi đầu dò sóng radio quân Việt Nam để báo cho chỉ huy. Chứng kiến cả tháng ròng rã bắn phá, chém giết, cướp bóc cho tới khi Đặng tuyên bố trước toàn thế giới “đã đánh thắng bọn Cuba phươmg đông!” (lúc ấy Cuba đang xâm lăng Angola). Chuẩn bị rút, tất cả binh lính được phát súng có kính ngắm và mìn để đi tiêu diệt sạch sẽ tất cả những gì trông thấy động đậy, bất kể người hay giống vật. Cây cối, tường nhà, cột điện, cái nào cao 30cm là nổ mìn cho cụt. Chính sách diệt trụi này là Đặng Tiểu Bình rút kinh nghiệm từ lối nhân đạo hão của Mỹ như Đặng nhận xét. Mỹ ném bom hạn chế vào giao thông, cầu đường, kho tàng và bãi pháo thì có khác nào đánh các đoàn kiến mang lương thực? Với số bom đạn đã dùng, Mỹ thừa ném tan hết làng mạc, thị trấn, thành phố cùng các cơ sở vật chất điện nước, lúc ấy Việt Nam ngửa mặt thấy trời, cúi mặt thấy gạch đá vụn, không nước không điện thì còn chiến tranh gì nổi nữa? Ở Đức, Nhật thành phố đều thành đất bằng.

– Phải nói là em chán quá, Chừ nói tiếp. Hai tổ quốc xã hội chủ nghĩa như thế thì sao đây? Run rủi sao, một thằng lính Mèo Quý Châu vớ được mười cân thuốc phiện ở trong một nhà người dân bỏ chạy. Nó bảo mày ở Việt Nam rồi, mày ranh hơn, tao với mày dùng chỗ này đề trốn sang Hồng Kông rồi đi Mỹ. Bây giờ em mở nhà hàng ở Mỹ, thuê mấy công nhân Việt và Mễ. Dăm bữa nửa tháng lại đến kiếm tra bát phở có đúng cân lạng bánh thịt không, có mua bảo hiểm y tể cho các nhân viên thuê không. Chỉ muốn nói một câu: Mỹ không phải tốt đẹp hết cả nhưng nó là đất hứa cho đám người mạt hạng đến đó lập nghiệp rồi mở mặt với đời.

***

Chắc cũng ngán thay cho gia cảnh tôi, Thép Mới một hôm bảo tôi:

– Mày viết tiểu thuyết đi! Vợ chồng đều no đòn, đứa thì xét lại đứa thì người Hoa. Tao dám chắc cả nước này không có ai giống như vợ chồng mày.

– Đúng, bởi vì ít ai có thể thành nạn nhân của tinh thần quốc tế vô sản như nhà tớ, tôi nói. Khổ cô Linh, điêu đứng quá. Trước kia không được ra ngoài biểu diễn vì chồng xét lại thì nay bản thân lại vào bảng đầu trâu mặt ngựa, cả cơ quan làm chứng minh thư nhưng công an bảo “ảnh của chị mất, không làm được”. Hơn mười năm sau (khi Đảng lân la quay lại với Bắc Kinh) mới mời ra 90 Nguyễn Du lấy. “Ảnh may quá không mất, thưa bà”. Xem chứng minh nhân dân thi đề cấp từ 1978! Bao nhiêu vốn múa các dân tộc cô ấy sưu tầm để dựng hệ thống múa Việt Nam cô ấy đốt hết. Đã không tử tế được với con người thì tử tế sao được với nghệ thuật mà uổng công nộp cho họ, cô ấy nói. Bữa ấy chuyện với Thép Mới, tôi bỗng cáu. Bảo là dân ta nhân ái. Nói phét. Sai căm thù thằng nào là lập tức xô vào chửi rủa, đánh đập người ta ngay. À, đây, cái này là của nước anh em quý hoá đây. Tôi nhoài lấy tờ l’Express mở đến một trang có ảnh chân dung Kim Nhật Thành đẹp như tài từ xi nê. Xem đây, cà hai trang ca ngợi này. Người mới năm tuổi đã leo lên đỉnh một cái cây trong sân nhà để bắt lấy chiếc cầu vồng đang rung rinh hiện ra như báo trước tương lai tươi sáng của Triều Tiên. Cậu đọc đi. Tôi chỉ một khung chữ cạnh bài báo. Toà soạn báo viết: Bài và ảnh đăng đây là theo hợp đồng quàng cáo của đại sứ quán nước Cộng hoà Nhân dân Triều Tiên. Mót quảng cáo với thế giới đến thế đó. Tự lực cánh sinh mà phải cúng tiền cho báo đế quốc để nó tâng lên giúp? Nói mép nhất. Đây, bảo giải phóng loài người nhưng lại chia con người ra ta, bạn, thù. Ngay dân cũng chia ra công nhân tiến tiến, nông dân kém hơn và bét nhè là trí thức, tiểu tư sản. Nào đã hết! Trong đảng cũng chia ra tiên tiến, trung gian và lạc hậu. Để làm gì? Để có chính sách phân biệt đối xử với từng giai cấp, từng hạng. Chia rẽ nhất, nói mép nhất.

– Cậu đã trung thực thỉ cũng phải cho tớ trung thực với cái mà tớ tin theo, Thép Mới nói.

Anh nói những gì đó chả lọt nổi vào tôi đang cáu.

Dạo ấy, một người nữa cũng bảo tôi viết: Nguyễn Vãn Biên, tổng cục trưởng dầu khí rồi hoá chất. Ngồi chuyện với tôi ở ghế đá sân Bệnh viện Việt Xô, Biên bỗng thì thào:

– Này…, viết đi, Trần Đĩnh.

– Viết gì?

– Viết về Trần Đĩnh… Viết đi…

– Để làm gì?

– Để trả thù!

Tôi bàng hoàng, quay nhìn Biên. Lần đầu tiên tôi nghe thấy nghĩa vụ này. Và ở miệng một người hết sức đứng đắn, đảng tin cậy.

– Không in được bây giờ thì để oeuvre posthume, chết rồi in – Biên nói tiếp – Sau này con cháu cần lắm.

Con mắt Biên mờ rất to, thô lố mà xoáy xuyên vào mắt tôi. Hết sức chân thành. Hơn thế nữa, đặc biệt nghiêm túc. Như nhân danh một cái gì.

Uy tín của Đảng sứt mẻ nhiều đến mức này là tôi không thể ngờ.

Sinh viên đại học rồi tham gia cách mạng, Biên từng như là phó của Trưởng ban tuyên truyền trung ương Lê Quang Đạo năm 1949. Một dạo dài Biên và tôi hay nằm bên nhau. Sáng sớm, khi còn trong màn, anh thường bảo tôi hát. Tôi bèn “Đêm qua gió lọt song đào, Để cho hương âm lọt vào phòng em, sáng nay ười đẹp như duyên, Để em mơ tới Trường Yên với chàng…“. Nhớ vợ mới cưới, Biên hay tả quê nhà và hẹn đưa tôi xuống chơi Bắc Giang. Cả một líhúc sông trắng xoá vịt nhà tớ… Năm 1951-52, qua Tiệp, anh đã dịch cho báo bên đó một bài ký của tôi.

À thôi, gia đình địa chủ, có lẽ bố mẹ Biên đã bị khốn khố trong Cải cách ruộng đất. Để trả thù cả cho anh, thảo nào, tôi nghĩ.