Đông Đức, “cái mặt tiền hoa lệ” của chủ nghĩa xã hội sụp. 1989, nhân đà dân Hung nổi dậy, dân bên Đông liền phá một mảng Bức tường Berlin, tấm rèm bê tông phân chia tổ quốc – mà 1987 Tổng thống Mỹ Reagan đã nói Hạ nó xuống (Tear it down!) Hãy cho chù nghĩa Mác – Lê vào tro tàn lịch sử – rồi ào ào vượt sang hoà vào nửa tổ quốc “mãi xa vắng, mãi thù địch” nhưng quá xá là giàu. Giàu tiền, giàu cả tình yêu thương hoà hợp. Tây Đức không bắt nhân viên chính quyền Đông Đức đi tù hay cải tạo. Tất cả bộ máy cộng sản của Đông Đức cũ đều hưởng lương hưu. Ôi chao, chữ nhân nghĩa này tư bản nó học ở đâu? Chả đâu xa. Có lẽ học từ ở cái hung tàn của Cộng.
Sau cộng sản Đông Đức sụp chừng nửa tháng, Cách mạng nhung của Tiệp diễn ra đúng một ngày rưỡi. Một biển người biểu tình đón mừng Dubcek, nguyên Tổng bí thư từng đề xuất “chủ nghĩa xã hội với mặt người” và “Mùa xuân Praha” rồi bị lưu đày và Vaclav Havel, nhà văn, thú lĩnh Phong trào Hiến chương 77 vừa từ nhà tù bước ra. Vì thành phần gia đình quý tộc khá giả, ông đã bị cấm vào đại học. Ông từng có thư gửi Tổng bí thư Husak nói: “Trật tự đang chế ngự tại đây là một trật tự quan liêu giết chết cá thể, đè bẹp đặc thù, loại bỏ mọi thăng hoa, một trật tự không sự sống. Vâng, đất nước Tiệp đang có yên bình… của các bãi tha ma”.
Tôi tưởng phen này Dubcek sẽ cho được mặt người vào chủ nghĩa xã hội. Lầm! Dân Tiệp kén người sẵn có mặt người chứ tội gì kén anh cộng sản phái đem ghép thêm mặt người vào mình.
Ở Đông Đức người Berlin xông trước tiên vào trụ sờ Stasi, tổng hành dinh công an Đông Đức. Mở toang cửa toà “ngân hàng” lưu trữ hồ sơ theo dõi công dân thì liền kinh hoàng. Một hệ thống chì điểm dầy đặc chăng khắp nước. Một bà trí thức bỗng nhận ra chồng mình bao năm qua vẫn mách đều cho an ninh hành vi và ngôn luận của bà. Gunther Grass, nhà văn Tây Đức, giải Nobel đã phải viết: Xin đóng cửa vết nhơ to lớn mới của Đức, sau những trại tập trung và lò thiêu. Stasi với 265.000 nhân viên mật vụ đã đỡ đầu cho an ninh Việt Nam. Trụ sở Bộ công an ở Yết Kiêu là quà tặng của nó. Trùm của nó, Markus Wolf, thế giới đánh giá là nhà tình báo lỗi lạc, “nhà trí thức”, “nhà nghệ sĩ” đã nói với nhà văn Pháp Narcejac (nay viết trinh thám, hình sự) rằng chủ nghĩa Lê-nin nguy khốn vì nó trước hết chỉ lo nắm quyền, còn lợi ích dân thì xuống dưới lợi ích của đảng.
Theo hồi ký Gorbachev, khi lên dự khuyết Bộ chính trị, lần đầu nghĩ hè ở chỗ Bộ chính trị, gặp Tổng bí thư Andropov, Gorbachev mời ông đến nhà, ông từ chối. Lý do: Phải nghĩ tới việc các đồng chí Bộ chính trị sẽ đặt vấn đề chúng ta gặp nhau thì nói những gì đấy.
Như đã nói, giữa thập niên 80 của thế kỷ trước, con người tôi trải nhiều lay động. Đọc thư Vaclav Havel gửi Tổng bí thư đảng Tiệp Husak tôi rất thích, tuy thư đó đã dẫn ông vào tù. Ồng lên án đảng cộng sản Tiệp đã xây dựng tập tính sợ thành nền móng ứng xử ở trong lòng dân Tiệp, cái sợ đã khiến nước Tiệp yên ắng như một bãi tha ma.
Té ra nhiều danh nhân nói đến cái sợ. Bởi vì nó nằm ngay ở trong phần cốt tử của mỗi chúng ta. vấn đề là ta đối phó với nó ra sao cho đúng cốt cách con người.
Tổng thống Mỹ Roosevelt cho rằng cần chống trước tiên cái sợ ở trong ta.
Faulkner, nhà văn Mỹ dành cả một đoạn trong diễn vãn nhận giải Nobel kêu gọi chống cái sợ.
Và gần đây hơn, bà Aung San Suu Kyi, chiến sĩ dân chủ Miến Điện lên tiếng khuyến cáo người cầm quyền cũng như người dân hãy cùng giúp nhau từ bỏ cái sợ. Theo bà, người cầm quyền sợ dân lên án nên không dám cho dân hưởng dân chủ.
Khác người, Stalin biết khai thác triệt để cái sợ của người dân. Theo De Gaulle thì hiểu sợ là động lực mạnh mẽ thúc đẩy quần chúng hành động nên Stalin đã dựng lập nên hệ thống sợ có tính quần chúng bát ngát bao la.
Lần đầu tiên hệ thống sợ được đảng chăm sóc công phu, bài bản kia đã bị công phá. Những việc làm nức lòng như thả tù chính trị, bỏ kiểm duyệt, bầu cử tự do ở Hung và Ba Lan… trở thành các địa chấn ở Liên Xô và Đông Âu.
Nhưng dù mặc slip hai ngăn, Duẩn vẫn dự thảo báo cáo chính trị Đại hội VI và nhận định tình hình: Đất nước tốt đẹp hơn bao giờ hết, cao trào lao động xã hội chủ nghĩa toàn dân làm chủ tập thể đang chờ ở trước mặt.
Tôi thấy ra rằng con người ta dễ đem cái vẻ vang cá nhân phủ lên toàn cục, nhìn đâu cũng ngỡ tươi sáng vững bền, dĩ nhiên đó thường là những con người chớp nhoáng đổi đời, một nhát từ đất đen lên gác tía.
Tin đồn vẫn dồn dập. Lê Đức Thọ đến Nghi Tàm thăm Lê Duẩn bị Lê Duẩn mày tao. “Anh háo danh nên tôi cho anh đi Paris đàm phán, cho anh vào chỉ đạo chiến dịch Hồ Chí Minh… Thôi, anh về đi, tôi không muốn thấy anh”. Đuổi thẳng cánh Thọ.
Thọ mang thư Trường Chinh vào Nam phê bình Duẩn. Duẩn đọc và khóc, ở chính nhà vợ đầu của Mai Lộc và rồi những giọt nước mắt ngày ấy đòi trả nợ: từ 1963 đến 1986, gần một phần tư thế kỷ, Trường Chinh đã phải đắng cay theo Duẩn. Trong khi đó Duẩn thu phục được Sáu Thọ – xưng em với Duẩn. Trường Chinh đã bị Sáu Thọ chê ở Sơn La rằng đường lối đoàn kết dân tộc của Trường Chinh là “Trung ương của thằng Khu chứ đ. gì. Cộng sản mà đoàn kết với tữ sản, địa chủ?” Trường Chinh cũng đừng mong Thọ có thơ: “Lời anh là cả lời non nước”. Anh là Duẩn. Lê Duẩn bị đầu óc cực tả của Mao thu phục và đầu óc cực tả của Duẩn lại đã thu phục Thọ. Thọ thật lòng suy tôn Duẩn hay Câu Tiễn hoả mù che mắt Duẩn để chờ thời đá Duẩn? Nhưng tôi thấy lúc đầu Thọ thật lòng. Thọ choáng vì những tia chớp duy ý chí sáng loà của Duẩn, những tia chớp manh động Thọ ít thấy hơn ở Hồ Chí Minh, Trường Chinh.
***
Cả một mảng trận địa cuốn theo chiều gió, Việt Nam choáng hơn hết. Vụt một cái, những “tự cứu”, “tự cởi trói” biến mất. Cỗ máy toàn trị lại cót két vận hành trên một nền “im lặng đáng quý”. Đáng quý vì trước mắt nó sẽ cho phép im lặng quay lại với “kẻ thù” Bắc Kinh.
“Đông Đức không ngờ mà đố, hay quá, mày ạ”. Một hôm Vãn Cao bảo tôi, đôi mắt nhiều khi nom thẫn thờ ngơ ngẩn tìm cái gì bỗng lóe lên hom hóm. Rồi anh kể chuyện khoảng cuối những năm 1986-87 Đông Đức mới mời tác giả Tiến Quân Ca sang thăm muộn quê hương Marx, Engels và Goethe, Beethoven.
“Sang đó, tao được choyé – cưng chiều, ghê quá. Ngỡ như tao muốn gì bạn cũng bằng lòng. Có lẽ nếu tao ba mươi tuổi họ sẽ lẳng lặng kiếm cả gái cho tao kia. Có muốn một tiêu khiển gì đặc biệt không, hỏi hẳn tao như thế. Phải nói là cũng cảm động. Một hôm họ nói đồng chí đã đi nhiều nơi, đã thăm nhiều chỗ, đồng chí sắp về nước, vậy hãy nghĩ xem còn có ai hay địa phương nào đồng chí cần gặp, cần đến nữa không.
Tao nghĩ mãi thì chợt nhớ ra thằng Chiến Sĩ, thằng lê dương Đức bỏ Pháp theo ta và rất trung thành với ta, mày nhớ chứ? (Tôi nói: tên Đức là Brochers, trước khi về Đức đã bán ngôi nhà cậu ấy cho một người bạn tớ, Lưu Động ở dưới Thịnh Quang với giá 800 tiền cụ). Ừ, tao bèn bảo họ tao muốn gặp một bạn Đức, đảng viên khá thân thiết, tên như thế như thế. Hôm sau họ bảo tao ông ấy đã trốn sang Tây Đức từ lâu rồi. Bỏ lại cả vợ con Việt Nam ở Đông Đức. (Tôi đế: Bà vợ nom quê mùa). Ừ, lúc ấy tao cũng quê quá. Nhưng rồi nghĩ sở dĩ thằng Chiến Sĩ bỏ quê hương cộng sản sang quê hương tư bản là nhờ nó đã bị quê hương thứ hai, Việt Cộng om nó quá khổ. (Tôi cười: Chiến Sĩ cũng bị liệt vào danh sách chống đảng như cậu với tớ. Còn cậu Waiter Nguyễn Đức Nhân nữa cơ. Cậu này trí thức hơn. Viết rất hay. Bị trù sớm hơn Chiến Sĩ. Có lần đến chỗ Lê Quang Đạo, Ban tuyên truyền trung ương hồi 1949, cãi nhau rất to với Quang Đạm, tớ chứng kiến, về chuyện người Việt hay đánh súc vật, cái đó chứng tỏ người Việt yếu chả nghĩa nhân văn và kém tri thức. Khéo cũng về Tây Đức cả). Văn Cao bảo có lần Chiến Sĩ nó nói cộng sản phương đông hiểu sai Marx nên làm không đúng. Nay trốn sang Tây Đức chắc là nó thấy Marx cũng sai nốt. Khéo mấy cha Đức chiêu đãi tao dạo ấy bây giờ lại phục tao thân với những chiến sĩ từng tiên phong phá tường Berlin rất lâu”.
Văn Cao lại nói có một giáo sư nhạc học Đức bảo anh: Giá như hồi mới độc lập, bị Stalin lờ đi mà Việt Nam nhảy theo phương tây thì nay đã là một thành trì của thịnh vượng và văn minh, dân chủ ở Đông Nam Á, ít gì cũng ngang Singapore. Tao bảo nhưng Truman cũng lờ Hồ Chí Minh thì ông giáo sư nói vì họ biết tỏng cái bụng vờ vịt của các ông (Hồ) chứ, các ông vẫn trung trinh chui với cộng sản. Nếu như các ông cử người gặp họ mà nói rõ hết tình đầu, tuyên bố từ bỏ cộng sản, đặt ngay quan hệ ngoại giao và kinh tế…
Rồi Văn Cao thở dài.
Lúc ấy, Văn Cao không thế biết đầu thế kỷ 21, thủ tướng Đức, bà Merkel lại là một người sống ở Đông Đức. Đang sinh viên bà đã được Stasi tuyển nhưng bà từ chối và vì thế không được vào đại học bà chọn. Hiểu đến tổ chấy chế độ cộng sản, bà nói nó chỉ tạo ra dối trá. Bài học lớn của bà là đừng bao giờ lập lại cái chế độ khiến cho nguời ta chỉ còn có cách hoá điên lên này. Kỷ niệm hai mươi năm tường Berlin sập, bà Merkel ca ngợi công Gorbachev đóng góp vào sự dân chủ hoá và đoàn tụ của nước Đức.
Văn Cao, chắc chắn cậu càng không biết năm 1975 có một trẻ Việt miền nam mồ côi vì bom đạn được vợ chồng một người Đức đem về Tây Đức nuôi, mang tên Philipp Roesler. Đứa trẻ Việt bật gốc ấy đến năm 2011 đã trở thành chủ tịch của Đảng Tự do Dân chủ Đức đang cầm quyền và nghiễm nhiên làm phó thủ tướng nước Cộng hoà Liên bang Đức.
Bên Đức họ quyết “lập quyền dân tiến lên” thật sự chứ không như cậu cùng toàn dân Việt mình mắc bẫy tiến lên lập quyền ông chuyên chính vô sản.
Không ngờ tôi lại gặp một nhân chứng Việt sống động về vụ bức tường Berlin đổ. Một con cháu chính cống Trần Phú: Trần Gia Minh, quê Đức Thọ, hoạ sĩ học ở Đông Đức 11 năm. Cuối 2011 anh bảo tôi và Trần Lưu Hậu:
– Trần Phú là một trong mấy người Việt đầu tiên đến đất nước chuyên chính cộng sản thì có lẽ cháu là người Việt đầu tiên ở Đông Đức đặt chân đến Berlin ngay sau Bức tường Berlin đổ. Tối trước cháu uống rượu ngủ say không biết gì cả. Sáng đến trường vắng tanh. Hỏi bà lao công, bà nói: Herr Minh, bức tường Berlin đã mở, người ta sang chơi bên đó hết cả rồi! Hội lễ cả ở bên đó rồi! Cháu bèn sang, cẩn thận bước qua, thấy hai lính Mỹ to tướng cầm hai khẩu M16 đứng cạnh chỗ tường bị phá mờ. Hỏi: Sang được chứ, thì họ nói “Vùng đất của tự do rồi mà, mời ngài sang!” Sau đó đi lĩnh thẻ nhận ở ngân hàng 100 mác Tây Đức để tự do tiêu dùng tạm. Vùng đất tự do cưu mang đồng bào nghèo độc đáo thật. Cho tiền tham quan, rồi đổi tiền Đông sang tiền Tây mà chả theo tỉ lệ gì hết. Lẽ ra một ăn tám thì nay một ăn hai, ăn ba, có khi ăn một. Chả bù Nhà nước Hà Nội thừa cơ thắng trận thì trảm cho đám dân thua phải hoá ra thành cùng đinh bán xởi.
Một bạn của Gia Minh nói: Hai cực tốt xấu với dân đã rành rành mà cứ xoen xoét. Nhiều khi thấy các tướng lãnh đạo cháu cứ nhìn như khoan vào đầu các tướng cố tìm xem có cái hàng rào kẽm gai gì không mà chẳng cái gì của dân vào lọt nổi trong đó. Có cái rào kẽm Mác-Lê, tôi nói.