Chương 22

Tôi vẫn đinh ninh Lê Trọng Nghĩa cũng học ở Frunze như Vũ Lăng, Đỗ Đức Kiên. Cho tới một tối dự lễ cưới Hồng Ánh, con gái út Vũ Đình Huỳnh tại Sài Gòn. Nghĩa, Thế Vấn và tôi ngồi bên nhau ở một bàn thì Vũ Thư Hiên – anh trai Ánh, đưa một thanh niên nước ngoài đến nói là giám đốc Nhà Văn Hoá Liên Xô ở Sài Gòn, sõi tiếng Việt. Làm việc giới thiệu, tôi chỉ vào Lê Trọng Nghĩa nói:

– Đã học ở Liên Xô.

– Tôi biết, anh bạn trẻ nói.

– Ngỡ nói địa, tôi hỏi, ở đâu?

Anh ta nói, ở Kutuzov.

Tôi nói, sai! Frunze.

Thì Nghĩa nói: Đúng đấy.

Tướng lĩnh từ Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng, Hoàng Văn Thái, Trần Văn Trà, Trần Độ, Lê Quang Đạo… học ở Kutuzov, còn đại tá học ở Frunze (Lê Trọng Nghĩa bảo tôi một dạo, Mao đã có ý với Hà Nội sao lại để tướng đi học ở nước ngoài như vậy được chứ!)

Đến đây anh bạn trẻ Nga nói thêm:

– Tôi còn xem ảnh các ông ăn thịt rùa với nhau.

Ma xó? Chợt nhớ đến một quyển sách nói hai cha CIA và KGB có hồ sơ phong phú nhất về dịa danh, nhân danh ở mỗi nước. Cà phê Lâm Khói, phở Thìn… ở Hà Nội là CIA biết cả.

Anh ta chỉ không biết khi tướng Giáp đi Liên Xô học, Mao Trạch Đông đã có ý kiến với đảng Việt Nam tại sao người đứng đầu quân đội một nước lại sang Liên Xô học? Mao chỉ muốn quân sự Việt Nam luỵ Trung Cộng. Anh ta cũng không biết lẽ ra Lê Trọng Nghĩa học ở Trung Quốc nhưng Giáp đã kéo anh sang Liên Xô.

Tình cờ ít lâu sau, kỷ niệm Cách mạng tháng Mười, Hội điện ảnh Sài Gòn mời giới văn hoá đến dự. Chế Lan Viên lên nói thơ Mai-a (chốc lại hỏi vọng xuống: “Có phải thế không nhí, Trần Đĩnh?”)

Giờ nghi, Mai Lộc đưa anh bạn Nga và tôi ra phòng khách. Thì Chế Lan Viên cũng vào. Ngồi xuống cạnh tôi, quàng vai đưa quyển Hoa trên đá. Đề tặng kèm địa chỉ 40/7 Tân Thái Sơn, phường 16, quận Tân Bình, 15-11-85…

Tôi giới thiệu Chế với anh bạn Nga: Chế Lan Viên, nhà thơ rất nổi tiếng. Anh bạn Nga chăm chú nhìn Chế rồi lắc đầu: Không nghe thấy… Dân tộc thiếu số à? Thơ phải dịch ra tiếng Việt không? Giám đốc Nhà văn hoá Liên Xô biết Nghĩa học Kutuzov ăn thịt rùa mà không biết Chế Lan Viên!

Khi trở lại phòng họp, anh ta đi cùng tôi ở đằng sau. Bỗng nói: Ông này cúi xuống hôn Mao mà thấy ông ấy lên lên cao ghê lắm đây… Tôi không bắt chuyện.

Lạ lùng là sau đó vào họp tiếp, nhìn Chế tôi chợt nhớ đến một buổi sáng rét căm căm Chính Yên ra trận địa pháo ở bãi sông Hồng phỏng vấn, đã rủ tôi đi. Sương mù bồng bềnh và những giọt nước như kim châm lên mặt làm tôi buồn nghĩ: rồi chúng sẽ không còn. Bom đạn sẽ xua tan mãi mãi sương mù sông Hồng. Một đại uý trẻ nói sáng hôm kia, nhà thơ Chế Lan Viên ngâm thơ ở đây.

Tự nhiên tôi hỏi:

– Ngâm những gì?

– Ca ngợi đại hậu phương Trung Quốc bên kia biên giới là nhà với lại lên án thỏTôi vẫn đinh ninh Lê Trọng Nghĩa cũng học ở Frunze như Vũ Lăng, Đỗ Đức Kiên. Cho tới một tối dự lễ cưới Hồng Ánh, con gái út Vũ Đình Huỳnh tại Sài Gòn. Nghĩa, Thế Vấn và tôi ngồi bên nhau ở một bàn thì Vũ Thư Hiên – anh trai Ánh, đưa một thanh niên nước ngoài đến nói là giám đốc Nhà Văn Hoá Liên Xô ở Sài Gòn, sõi tiếng Việt. Làm việc giới thiệu, tôi chỉ vào Lê Trọng Nghĩa nói:

– Đã học ở Liên Xô.

– Tôi biết, anh bạn trẻ nói.

– Ngỡ nói địa, tôi hỏi, ở đâu?

Anh ta nói, ở Kutuzov.

Tôi nói, sai! Frunze.

Thì Nghĩa nói: Đúng đấy.

Tướng lĩnh từ Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng, Hoàng Văn Thái, Trần Văn Trà, Trần Độ, Lê Quang Đạo… học ở Kutuzov, còn đại tá học ở Frunze (Lê Trọng Nghĩa bảo tôi một dạo, Mao đã có ý với Hà Nội sao lại để tướng đi học ở nước ngoài như vậy được chứ!)

Đến đây anh bạn trẻ Nga nói thêm:

– Tôi còn xem ảnh các ông ăn thịt rùa với nhau.

Ma xó? Chợt nhớ đến một quyển sách nói hai cha CIA và KGB có hồ sơ phong phú nhất về dịa danh, nhân danh ở mỗi nước. Cà phê Lâm Khói, phở Thìn… ở Hà Nội là CIA biết cả.

Anh ta chỉ không biết khi tướng Giáp đi Liên Xô học, Mao Trạch Đông đã có ý kiến với đảng Việt Nam tại sao người đứng đầu quân đội một nước lại sang Liên Xô học? Mao chỉ muốn quân sự Việt Nam luỵ Trung Cộng. Anh ta cũng không biết lẽ ra Lê Trọng Nghĩa học ở Trung Quốc nhưng Giáp đã kéo anh sang Liên Xô.

Tình cờ ít lâu sau, kỷ niệm Cách mạng tháng Mười, Hội điện ảnh Sài Gòn mời giới văn hoá đến dự. Chế Lan Viên lên nói thơ Mai-a (chốc lại hỏi vọng xuống: “Có phải thế không nhí, Trần Đĩnh?”)

Giờ nghi, Mai Lộc đưa anh bạn Nga và tôi ra phòng khách. Thì Chế Lan Viên cũng vào. Ngồi xuống cạnh tôi, quàng vai đưa quyển Hoa trên đá. Đề tặng kèm địa chỉ 40/7 Tân Thái Sơn, phường 16, quận Tân Bình, 15-11-85…

Tôi giới thiệu Chế với anh bạn Nga: Chế Lan Viên, nhà thơ rất nổi tiếng. Anh bạn Nga chăm chú nhìn Chế rồi lắc đầu: Không nghe thấy… Dân tộc thiếu số à? Thơ phải dịch ra tiếng Việt không? Giám đốc Nhà văn hoá Liên Xô biết Nghĩa học Kutuzov ăn thịt rùa mà không biết Chế Lan Viên!

Khi trở lại phòng họp, anh ta đi cùng tôi ở đằng sau. Bỗng nói: Ông này cúi xuống hôn Mao mà thấy ông ấy lên lên cao ghê lắm đây… Tôi không bắt chuyện.

Lạ lùng là sau đó vào họp tiếp, nhìn Chế tôi chợt nhớ đến một buổi sáng rét căm căm Chính Yên ra trận địa pháo ở bãi sông Hồng phỏng vấn, đã rủ tôi đi. Sương mù bồng bềnh và những giọt nước như kim châm lên mặt làm tôi buồn nghĩ: rồi chúng sẽ không còn. Bom đạn sẽ xua tan mãi mãi sương mù sông Hồng. Một đại uý trẻ nói sáng hôm kia, nhà thơ Chế Lan Viên ngâm thơ ở đây.

Tự nhiên tôi hỏi:

– Ngâm những gì?

– Ca ngợi đại hậu phương Trung Quốc bên kia biên giới là nhà với lại lên án thỏ…

– Thỏ?

– Vâng, ngâm Những con thỏ hoà bình, ngươi nghịch tuyết trong khi ta chịu lửa, Ta chiến đấu chính vì ngươi đó…

Anh sĩ quan nói lúc ngâm thì chính nhà thơ vịn vào dòng chữ Chế tạo tại Liên Xô trên nòng pháo mới toanh.

Tôi nói: Tôi ở Trường Múa tại Khu văn công Mai Dịch, Ngay đầu chung cư tôi, một lính Liên xô luôn ngồi coi một tổ họp máy nổ ngày đêm phát điện cho ra đa quét máy bay Mỹ. Đặc biệt thấy người lại cúi gằm như có lỗi. Chắc đã được dặn là người Việt Nam rất ghét Liên Xô. Mà đúng là chẳng ai đi qua chào hỏi họ. P. K. L., chuyên viên Vụ báo chí truyền đạt ở nhiều nơi rằng Liên Xô sang giúp ta chẳng qua vì ta thắng to quá nên muốn dây máu ăn phần. Tôi hỏi sao nói thế thì P. K. L. nói: Trung ương bảo thế nào tớ nói thế ấy. Các cụ cho nhà báo Trung Quốc vào vùng giải phóng chứ đâu cho Liên Xô. Cho Trung Quốc nghiên cứu đặc công ta chứ Liên Xô thì xin nghỉ. Ông lên Trung ương mà chất vấn.

Tối đọc Hoa trên đá: “Sinh thời nào chúng bịp theo thời ấy, Thời hổ thật chúng bày trò hổ giây… Giả cách mạng, giả anh em, giả mặt trời hồng. Thối hoắc gió Tây rồi còn giở giọng gió Đông, Quỳ gối cho đế quốc cỡi từ lâu rồi còn đóng kịch… Pháo Bắc Kinh thay vào bom Mỹ… Hôm qua bạn bè nay thành đao phủ, vẫn hát Quốc tế ca và dương cờ đỏ… Lũ “thái thú” tân trang bằng một ngọn cờ hồng…

Lại lạy (?) xin lỗi Hai Bà Trưng v.v…

Hơi bâng khuâng. Y hệt giễu Mao với tôi ngày nào. Bao lâu rồi, từ hôm anh bảo tôi “từ nay đ. mẹ đồng chí rồi đấy” đến tập thơ đ. mẹ đồng chí khác nữa này. Lại mừng, đà này Chế sẽ dần tố ra hết các cốp từng xui anh thờ lầm lũ thái thú phất cờ hồng.

Chợt nghĩ nếu một nhà thơ Trung Quốc viết: Sinh thời nào chúng mù tin thời ấy, Thời hổ thật chúng mù tin hổ giấy, Mù tin cách mạng, mù tin anh em, mù tin mặt trời hồng…

***

Lê Thọ, chánh văn phòng, rồi phó ban nông nghiệp báo Nhân Dân sang làm cố vấn giúp báo đảng của Campuchia tuyên truyền nông nghiệp. Khổ lắm, báo đảng mình ế, lại sang giúp bạn cho ế theo, anh cười khà khà nói. Cái bãi mìn này nuốt không trôi mà khạc ra thì ê… Này, cộng sản sản xuất tồi nhưng đánh nhau thì ác như nhau. Thật, du kích Khơ-me Đỏ đấy, rất đông trẻ con mười bốn mười lăm mà đánh ta cực hung. Không chỉ trẻ con Việt Nam anh hùng nhá. Việt Cộng mượn đất nó đánh Mỹ thì nó mượn đất Thái đánh lại. Nó ghét ta lắm. Lúc Trung ương cục và Thành uỷ Sài Gòn- ia Định đóng nhờ căn cứ địa của Pol Pot tại tỉnh Kendal, đêm anh em ta vẫn nghe thấy lính Pol Pot hô ầm ầm ”Cạp duôn!”(chặt đâu mọi). Gọi ta là duôn, là mọi. (Thọ cười phá lên). Nghe đâu xưa đội bóng Campuchia đấu ở Ganefo, Sihanouk cho phép được thua tất cả nhưng phải thắng Duôn!

Tôi nói: Để tự hào dân tộc, anh nào cũng kiếm một kẻ thù. Ta kiếm Mỹ, Campuchia kiếm Duôn.

– Tự hào đâu không rõ chứ nói ê thật, Lê Thọ nói tiếp. Sáng chủ nhật nào khu chuyên gia duôn cũng ầm ầm như nhà máy Ba Son. Vợ chồng chuyên gia vần thùng phuy về đầy sân rồi chặt, dàn thẳng ra làm rào che chắn. Khốn nạn, nhặt nhạnh, thu vén được tí nào thì phải phòng gian bảo mật chứ! Chủ nhật ăn tươi là ra chợ mua đầu cá, thứ dân bên đó vất đi, về nấu canh chua. Me đày đường thả cửa trèo lấy. (Tôi vụt nhớ Trân Vũ Nhai kể chuyên gia y tế ta ở Algeria. Ba anh chung một phòng mà đèn bếp cháy bóng thì mặc kệ. Len rẻ như thế, bỏ tiền mua bóng đèn làm gì cho hẹp vốn đi. Mỗi anh một bao diêm giấu đầu giường, hễ thấy ai đánh một que là hai anh kia phải mờ ngay bao của mình ra đếm xem que nó vừa đánh có phải là nẫng của minh không). Lúc ấy có ba chế độ bồi dưỡng bở cho cán bộ: vào nằm Việt-Xô, đi làm chuyên gia ở Campuchia và cho con cái sang họ hay lao động ở các nước anh em. Ông hỏi nay tôi thấy thấm thía cái gì nhất à? Mạng người. Vụ sập hàm ếch chết hàng trăm dân công làm thuỳ lợi Kẻ Gỗ Nghệ An mà khi làm lễ mừng công, không hề truy điệu họ. Có phải là nhờ Mỹ nó tìm thi hài lính chết mà ta cũng học nó tìm không?

Ngô Lê Dân, chuyên viên báo Nhân Dân từng ở Phnom Penh bảy năm giúp báo Rô Chia Chuôn tức Nhân Dân của Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia. (Y như báo ta theo tên báo đảng Trung Quốc). Dân đến nay vẫn ái ngại cho bà Xom Kim Xua, Tổng biên tập, trung ương uỷ viên. Khi ta rút, đảng mất quyền, hết ngân sách, báo đảng chỉ còn in vài chục tờ kiểu bản tin phát không để giữ tiếng. Không còn lương, mấy anh chị em ở báo đành thu hep chỗ ở trong trụ sở lại để cho thuê lấy tiền chia nhau lần hồi. Sau gặp anh em ta bà ấy cứ khóc. Dân cho biết Tổng bí thư Pen Sonvan bị hạ vì có ý thân Liên Xô. Đâu như có nói, làm đày tớ thằng giàu còn hơn làm nô lệ thằng nghèo.

Tôi đùa Dân: Thế ra, ta như trâu trắng, đến đâu là đem hoạ đến đấy nhi?

Dân còn kể việc anh được ông Võ Nguyên Giáp tâm sự… u ám. Anh đến đưa cho bà Hà một thư của Thanh Hảo, nữ phóng viên nhiếp ảnh báo Nhân Dân. Không ngờ đại tướng giữ anh lại. Phàn nàn chuyện ông đi mấy nước Bắc Phi thì được Algeria mời và sau khi báo cáo về nước, ông đã đến đó. Rồi, ông ngao ngán nói: “Người ta phê bình tôi vô kỷ luật”. Ngô Lê Dân bảo lần đầu gặp tép riu lạ mặt như Dân mà đại tướng cũng kể lể nỗi niềm thì chắc trong lòng cay đắng lắm. Tôi thấy vui vui, chỉ cần ta ngó quanh là thấy đày khắp vết tích tội lỗi của đảng. Như hồi Cải cách ruộng đất có người nói cứ nhìn mặt bất cứ địa chủ nào cũng thấy máu bần cố, ác lắm.

Quốc tế, nhất là Trung Quốc, ép dữ Việt Nam rút khỏi bãi mìn. Báo chí ta ca ngợi Việt Nam “vẻ vang hoàn thành nghĩa vụ quốc tế” nhưng Hun Sen trả lời Time: Chúng tôi rất mừng là đã xoá bỏ được bản hiệp định nô dịch đỏ của Việt Cộng. Dùng chữ đỏ là chắc Hun Sen muốn chỉ cả chủ nghĩa lẫn máu me.

Sau đó, xảy vụ người Việt bị người Khơ me giết ở Phnom Penh, Hun Sen lại trả lời báo Time: “Người Campuchia giết vì căm thù người Việt, chúng tôi biết làm thế nào?”

***

Năm 1991 có hai sự kiện quan trọng. Một là đến Đại hội 7, Nguyễn Văn Linh chỉ mới một nhiệm kỳ đã về. Hai là Liên Xô sụp. Cán bộ kháo rằng Đỗ Mười, Tổng bí thư mới đã mời đống trí thức đến hỏi: Liên Xô sập rồi, ta có sập không?

Một giảng viên Học viện chính trị quốc gia nói: “Chủ nghĩa Mác-Lê từ lâu rồi đã chẳng thuyết phục nổi được cả vợ con tôi”. Thế nhưng cương lĩnh đại hội nào cũng nêu cao lòng trung thành của Đảng với chủ nghĩa.

Riêng tôi thật sự hết đèo bòng.

Tôi kính trọng Gorbachev, người đã bóc đi hai trăm triệu bùa ma cấm khẩu dán trên miệng người xô-viết và hạ các nòng súng đang lăm lăm chĩa vào nhau. Tôi chưa muốn đánh giá hết vai trò của Yelsin, một người nát rượu.

Báo Pháp viết Liên Xô sụp trên chính cái rỗng không mênh mông của nó.

Người ta cho rằng cấm vận đã giết chết Liên Xô. Lủi thủi một mình bên lề mấy cuộc cách mạng công nghệ khoa học thế giới rầm rộ, Liên Xô không có nổi lấy một thương hiệu tử tế, kể từ thuốc đánh răng, hộp phấn, bảnh xà phòng. Cơ bản vẫn là nền kinh tế moi ruột: dầu lửa, kim cương. Nhiều của mà dân nghèo, công nghệ thấp. Nghịch lý thế mà lại hợp lý: bởi chỉ lo giữ ghế, khinh trí tuệ!…

– Thỏ?

– Vâng, ngâm Những con thỏ hoà bình, ngươi nghịch tuyết trong khi ta chịu lửa, Ta chiến đấu chính vì ngươi đó…

Anh sĩ quan nói lúc ngâm thì chính nhà thơ vịn vào dòng chữ Chế tạo tại Liên Xô trên nòng pháo mới toanh.

Tôi nói: Tôi ở Trường Múa tại Khu văn công Mai Dịch, Ngay đầu chung cư tôi, một lính Liên xô luôn ngồi coi một tổ họp máy nổ ngày đêm phát điện cho ra đa quét máy bay Mỹ. Đặc biệt thấy người lại cúi gằm như có lỗi. Chắc đã được dặn là người Việt Nam rất ghét Liên Xô. Mà đúng là chẳng ai đi qua chào hỏi họ. P. K. L., chuyên viên Vụ báo chí truyền đạt ở nhiều nơi rằng Liên Xô sang giúp ta chẳng qua vì ta thắng to quá nên muốn dây máu ăn phần. Tôi hỏi sao nói thế thì P. K. L. nói: Trung ương bảo thế nào tớ nói thế ấy. Các cụ cho nhà báo Trung Quốc vào vùng giải phóng chứ đâu cho Liên Xô. Cho Trung Quốc nghiên cứu đặc công ta chứ Liên Xô thì xin nghỉ. Ông lên Trung ương mà chất vấn.

Tối đọc Hoa trên đá: “Sinh thời nào chúng bịp theo thời ấy, Thời hổ thật chúng bày trò hổ giây… Giả cách mạng, giả anh em, giả mặt trời hồng. Thối hoắc gió Tây rồi còn giở giọng gió Đông, Quỳ gối cho đế quốc cỡi từ lâu rồi còn đóng kịch… Pháo Bắc Kinh thay vào bom Mỹ… Hôm qua bạn bè nay thành đao phủ, vẫn hát Quốc tế ca và dương cờ đỏ… Lũ “thái thú” tân trang bằng một ngọn cờ hồng…

Lại lạy (?) xin lỗi Hai Bà Trưng v.v…

Hơi bâng khuâng. Y hệt giễu Mao với tôi ngày nào. Bao lâu rồi, từ hôm anh bảo tôi “từ nay đ. mẹ đồng chí rồi đấy” đến tập thơ đ. mẹ đồng chí khác nữa này. Lại mừng, đà này Chế sẽ dần tố ra hết các cốp từng xui anh thờ lầm lũ thái thú phất cờ hồng.

Chợt nghĩ nếu một nhà thơ Trung Quốc viết: Sinh thời nào chúng mù tin thời ấy, Thời hổ thật chúng mù tin hổ giấy, Mù tin cách mạng, mù tin anh em, mù tin mặt trời hồng…

***

Lê Thọ, chánh văn phòng, rồi phó ban nông nghiệp báo Nhân Dân sang làm cố vấn giúp báo đảng của Campuchia tuyên truyền nông nghiệp. Khổ lắm, báo đảng mình ế, lại sang giúp bạn cho ế theo, anh cười khà khà nói. Cái bãi mìn này nuốt không trôi mà khạc ra thì ê… Này, cộng sản sản xuất tồi nhưng đánh nhau thì ác như nhau. Thật, du kích Khơ-me Đỏ đấy, rất đông trẻ con mười bốn mười lăm mà đánh ta cực hung. Không chỉ trẻ con Việt Nam anh hùng nhá. Việt Cộng mượn đất nó đánh Mỹ thì nó mượn đất Thái đánh lại. Nó ghét ta lắm. Lúc Trung ương cục và Thành uỷ Sài Gòn- ia Định đóng nhờ căn cứ địa của Pol Pot tại tỉnh Kendal, đêm anh em ta vẫn nghe thấy lính Pol Pot hô ầm ầm ”Cạp duôn!”(chặt đâu mọi). Gọi ta là duôn, là mọi. (Thọ cười phá lên). Nghe đâu xưa đội bóng Campuchia đấu ở Ganefo, Sihanouk cho phép được thua tất cả nhưng phải thắng Duôn!

Tôi nói: Để tự hào dân tộc, anh nào cũng kiếm một kẻ thù. Ta kiếm Mỹ, Campuchia kiếm Duôn.

– Tự hào đâu không rõ chứ nói ê thật, Lê Thọ nói tiếp. Sáng chủ nhật nào khu chuyên gia duôn cũng ầm ầm như nhà máy Ba Son. Vợ chồng chuyên gia vần thùng phuy về đầy sân rồi chặt, dàn thẳng ra làm rào che chắn. Khốn nạn, nhặt nhạnh, thu vén được tí nào thì phải phòng gian bảo mật chứ! Chủ nhật ăn tươi là ra chợ mua đầu cá, thứ dân bên đó vất đi, về nấu canh chua. Me đày đường thả cửa trèo lấy. (Tôi vụt nhớ Trân Vũ Nhai kể chuyên gia y tế ta ở Algeria. Ba anh chung một phòng mà đèn bếp cháy bóng thì mặc kệ. Len rẻ như thế, bỏ tiền mua bóng đèn làm gì cho hẹp vốn đi. Mỗi anh một bao diêm giấu đầu giường, hễ thấy ai đánh một que là hai anh kia phải mờ ngay bao của mình ra đếm xem que nó vừa đánh có phải là nẫng của minh không). Lúc ấy có ba chế độ bồi dưỡng bở cho cán bộ: vào nằm Việt-Xô, đi làm chuyên gia ở Campuchia và cho con cái sang họ hay lao động ở các nước anh em. Ông hỏi nay tôi thấy thấm thía cái gì nhất à? Mạng người. Vụ sập hàm ếch chết hàng trăm dân công làm thuỳ lợi Kẻ Gỗ Nghệ An mà khi làm lễ mừng công, không hề truy điệu họ. Có phải là nhờ Mỹ nó tìm thi hài lính chết mà ta cũng học nó tìm không?

Ngô Lê Dân, chuyên viên báo Nhân Dân từng ở Phnom Penh bảy năm giúp báo Rô Chia Chuôn tức Nhân Dân của Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia. (Y như báo ta theo tên báo đảng Trung Quốc). Dân đến nay vẫn ái ngại cho bà Xom Kim Xua, Tổng biên tập, trung ương uỷ viên. Khi ta rút, đảng mất quyền, hết ngân sách, báo đảng chỉ còn in vài chục tờ kiểu bản tin phát không để giữ tiếng. Không còn lương, mấy anh chị em ở báo đành thu hep chỗ ở trong trụ sở lại để cho thuê lấy tiền chia nhau lần hồi. Sau gặp anh em ta bà ấy cứ khóc. Dân cho biết Tổng bí thư Pen Sonvan bị hạ vì có ý thân Liên Xô. Đâu như có nói, làm đày tớ thằng giàu còn hơn làm nô lệ thằng nghèo.

Tôi đùa Dân: Thế ra, ta như trâu trắng, đến đâu là đem hoạ đến đấy nhi?

Dân còn kể việc anh được ông Võ Nguyên Giáp tâm sự… u ám. Anh đến đưa cho bà Hà một thư của Thanh Hảo, nữ phóng viên nhiếp ảnh báo Nhân Dân. Không ngờ đại tướng giữ anh lại. Phàn nàn chuyện ông đi mấy nước Bắc Phi thì được Algeria mời và sau khi báo cáo về nước, ông đã đến đó. Rồi, ông ngao ngán nói: “Người ta phê bình tôi vô kỷ luật”. Ngô Lê Dân bảo lần đầu gặp tép riu lạ mặt như Dân mà đại tướng cũng kể lể nỗi niềm thì chắc trong lòng cay đắng lắm. Tôi thấy vui vui, chỉ cần ta ngó quanh là thấy đày khắp vết tích tội lỗi của đảng. Như hồi Cải cách ruộng đất có người nói cứ nhìn mặt bất cứ địa chủ nào cũng thấy máu bần cố, ác lắm.

Quốc tế, nhất là Trung Quốc, ép dữ Việt Nam rút khỏi bãi mìn. Báo chí ta ca ngợi Việt Nam “vẻ vang hoàn thành nghĩa vụ quốc tế” nhưng Hun Sen trả lời Time: Chúng tôi rất mừng là đã xoá bỏ được bản hiệp định nô dịch đỏ của Việt Cộng. Dùng chữ đỏ là chắc Hun Sen muốn chỉ cả chủ nghĩa lẫn máu me.

Sau đó, xảy vụ người Việt bị người Khơ me giết ở Phnom Penh, Hun Sen lại trả lời báo Time: “Người Campuchia giết vì căm thù người Việt, chúng tôi biết làm thế nào?”

***

Năm 1991 có hai sự kiện quan trọng. Một là đến Đại hội 7, Nguyễn Văn Linh chỉ mới một nhiệm kỳ đã về. Hai là Liên Xô sụp. Cán bộ kháo rằng Đỗ Mười, Tổng bí thư mới đã mời đống trí thức đến hỏi: Liên Xô sập rồi, ta có sập không?

Một giảng viên Học viện chính trị quốc gia nói: “Chủ nghĩa Mác-Lê từ lâu rồi đã chẳng thuyết phục nổi được cả vợ con tôi”. Thế nhưng cương lĩnh đại hội nào cũng nêu cao lòng trung thành của Đảng với chủ nghĩa.

Riêng tôi thật sự hết đèo bòng.

Tôi kính trọng Gorbachev, người đã bóc đi hai trăm triệu bùa ma cấm khẩu dán trên miệng người xô-viết và hạ các nòng súng đang lăm lăm chĩa vào nhau. Tôi chưa muốn đánh giá hết vai trò của Yelsin, một người nát rượu.

Báo Pháp viết Liên Xô sụp trên chính cái rỗng không mênh mông của nó.

Người ta cho rằng cấm vận đã giết chết Liên Xô. Lủi thủi một mình bên lề mấy cuộc cách mạng công nghệ khoa học thế giới rầm rộ, Liên Xô không có nổi lấy một thương hiệu tử tế, kể từ thuốc đánh răng, hộp phấn, bảnh xà phòng. Cơ bản vẫn là nền kinh tế moi ruột: dầu lửa, kim cương. Nhiều của mà dân nghèo, công nghệ thấp. Nghịch lý thế mà lại hợp lý: bởi chỉ lo giữ ghế, khinh trí tuệ!