Chương 17

Tháng Năm 1864 – một tháng oi nồng làm héo úa cả những nụ hoa đang nở – quân Yankee dưới quyền Tướng Sherman kéo vào lãnh thổ Georgia lần nữa. Họ đang ở phía trên Dalton, thành phố cáhc một trăm dặm Bắc Atlanta. Tin đồn sẽ có những trận đánh ác liệt dọc theo biên giới Georgia và Tennessee. Quân Yankee đã tập trung lực lượng định tấn công hệ thống thiết lộ miền Tây và dọc theo bờ Đại Tây Dương, thiết lộ nối liền Atlanta với Tennessee và miền Tây, con đường đã giúp Liên bang miền Nam chiến thắng vào mùa thu trước tại Chikamauga.
Nhưng đa số dân Atlanta chẳng lo lắng bao nhiêu trước viễn ảnh sẽ có đánh nhau gần Dalton. Nơi tập trung quan của Yankee chỉ cách chiến trường Chickanmauga vài dặm phía Đông Nam. Họ đã bị đẩy lui khi cố gắng vượt qua những sơn đạo của miền này và họ sẽ còn bị đẩy lui nữa nếu vẫn cố vượt qua.

Atlanta – và toàn thể Georgia – biết rằng tiểu bang của họ vô cùng quan trọng đối với liên bang miền Nam nên Tướng Joe Johnston không bao giờ để cho quân Yankee nấn ná bên trong biên giới quá lâu. Lão tướng Joe và lực lượng của ông chẳng bao giờ cho một tên Yankee nào lọt xuống phía Nam Dalton, vì cần phải để cho guồng máy của Georgia hoạt động điều hoà. Tiểu bang chưa bị tàn phá này là một vựa lúa vĩ đại, một nơi gồm nhiều cơ xưởng và kho hàng của Liên bang miền Nam. Georgia sản xuất đạn dược, vũ khí và hầu hết vật dụng bằng vải và len. Giữa Atlanta và Dalton là thành phố Rome với các xưởng chế tạo đại bác. Etowah và Allatoona có những lò luyện kim to lớn nằm ở phía Nam Richmond. Và Atlanta, chẳng những có các xưỏng chế tạo súng lục, yên cương, lều và đạn dược, còn là nơi qui tụ những nhà máy ép kim loại rộng lớn, cơ sở hoả xa và những y viện lớn nhất miền Nam. Chính Atlanta lại cũng là nơi qui tụ những nhà máy ép kim loại rộng lớn, cơ sở hoả xa va những y viện lớn nhất miền Nam. Chính Atlanta lại cũng là giao điểm của bốn con đường hoả xa mà Liên bang miền Nam đã đặt cả tính mạng vào đó.

Bởi thế, chẳng ai lo lắng bao nhiêu. Vả lại, Dalton e hãy còn quá xa, gần sát biên giới Tennessee nên dân chúng đã quen nghĩ rằng tiểu bang đó là một chiến trường xa xôi, xa cũng bằng Virginia hay vùng lưu vực Mississippi. Dầu sao Lão tướng Joe và binh sĩ của ông cũng là một thành lũy che trở cho Atlanta. Mọi người đều biết là sau Tướng Lee, chẳng còn ai xứng đáng bằng tướng Johnston cả, kể từ khi “bức tường đã” Jackson tử trận.

Bác sĩ Meade đã tóm lược tất cả quan điểm củ dân chúng về chuyện này vào một chiều tháng nămg oi ả trước mái hiên nhà có Pitty. Ông nói chẳng việc gì phải lo, vì Tướng Johnston đã cố thủ trên núi như một chiến luỹ thép. Tất cả cùng nghe, nhưng mỗi người đều hiểu theo ý riêng của họ vì tất cả những người có mặt, đang đong đưa trên ghế xích đu trong ánh nắng nhạt hoàng hôn và ngắm nhứng con đom đóm đầu mùa di động lãng đãng giữa buổi chiều tà, đều có những mối bận tâm riêng của họ. Bà Meade đang nắm tay thằng Phil, mong rằng chồng mình nói đúng. Nếu chiến tranh tới gần hơn là thằng Phil phải ra đi. Năm nay, vừa đúng mười sáu tuổi, nó đã gia nhập đội vệ binh. Fanny Elsing, xanh xao và hốc hác từ sau trận Gettysburg, đang cố gắng xua đuổi hình ảnh đau đớn đã quấy nhiễu cô ta trong nhiều tháng. Hình ảnh Trung uý Dallas Mclure thoi thóp trên chiếc xe bò lắc lư dưới cơn mưa trong cuộc lui quân kinh khiếp và xa dịu vợi về Maryland.

Cánh tay cụt của Đại uý Carey Ashburn lại đau nhức. Ông ta càng thất vọng hơn bao giờ hết khi nghĩ tới cuộc theo đuổi Scarlett đã đi tới chỗ bế tắc. Tình trạng đáo xảy ra kể từ khi có tin Ashley Wilkes bị bắt. Ashburn cũng không rõ tại sao hai sự kiện trên lại có thể tác động với nhau.
Scarlett và Melanie đang nghĩ tới Ashley. Họ vẫn thường nghĩ về Ashley khi những công việc cấp bách hoặc những mẩu đối thoại không làm khuây thỏa được. Scarlett buồn rầu đinh ninh:

“Chàng đã chết, nếu không thì người ta cũng phải nghe tin”.

Melanie cố tự trấn an:

“Chàng không thể chêt. Nếu chết… mình sẽ linh cảm được ngay”.

Rhett Butler uể oải ngả người trong bóng mát, chân gác chéo hững hờ, đôi giày ống thật sang.
Thằng bé Wade nằm ngủ ngon lành trong tay hắn. Mỗi khi có Rhett tới chơi là Scarlett cho phép con ở nán lại bởi vì Rhett thương thằng bé một cách lạ kỳ và đứa bé nhút nhát ấy lại cũng mên hắn vô cùng. Trong khi đó cô Pitty cố ngăn cho khỏi ợ bởi vì con gà trống mà ôc làm thịt đãi khách đã quá già.

Sáng hôm đó, cô hơi tiếc khi đã quyết định làm thịt con gà trước khi nó chết vì quá già. Nhưng tới khi bác Peter vặn cổ con gà, cô lại có mặc cảm chẳng yên lòng vì ăn uống sang trọng riêng cho nhà mình thôi trong khi bao nhiêu bạn bè cô luông mấy tuần không ăn một miếng thịt gà nào cả. Thế là cô quyết định mời một số thân hữu tới chung vui.

Melanie lúc đó đã có thai năm tháng nên không muốn tiếp xúc người ngoài. Vả lại, nàng cũng thấy việc tiếp khách trong nhà giữa lúc Ashley chưa biết sống chết ra sao là điều không phải. Tuy thế, sau một hồi cãi nhau, cô Pitty vẫn giữ nguyên ý đình bằng cách dùng quyền hạn của một bà cô.

Rồi đúngvào lúc mùi gà thiến thơm phức từ nhà bếp bốc lên, bỗng có tiếng gõ cửa và Rhett Butler vừa đi xa về bước chân vào với một hộp kẹo trên tay và liến thoắng nói mọt tràng dài những lời tâng bốc. Không biết sao hơn, cô Pitty đành mời hắn ở lại mặc dầu biết những người khách sẽ bực mình.

Khi đã ăn xong và mọi người ra sân hóng mát, câu chuyện bắt đầu xoay quanh vấn đề chiến tranh. Tât cả các câu chuyện bất cứ với đề tài nào, sớm hay muộn rồi cũng trở lại vấn đề chiến tranh.
Bác sĩ Meade quàng một mtay lên vai Đại uý Carey và tuyên bố:

– Chỉ một trận nhỏ và ngắn ngủi nữa thôi là quân Yankee sẽ bị đẩy lui về Tennessee. Trừng đó, Tướng Forrest sẽ hỏi thăm dân chúng. Các bà, các cô đừng hốt hoảng vì thấy quân địch tới gần. Đã có Lão tướng Johnston và quân đội của ngưòi trấn đóng trên núi thì phải coi là một bức tường thép. Phải, đó là một bức tường thép.

Tất cả phụ nữ đều mỉm cười tán thành, vì những nhận xét của bác sĩ Meade đối với họ không bao giờ sai chạy. Vả lại, đó là vấn đề của đàn ông nên đàn ông phải hiểu rõ hơn, và một khi ông Meade bảo Tướng Johnston là bức tường thép thì nhất định đó là bức tường thép. Chỉ trừ có Rhett. Suốt buổi ăn tới giờ, hắn chẳng nói lời nào. Ngồi dưới bóng chiều, hắn lẳng lặng theo dõi câu chuyện chiến tranh với khoé môi miệt thị, đứa bé vẫn đang ngủ trên vai:

– Theo tin đồn thì Tướng Sherman của quan Yankee hiện có tới một trăm ngàn quân nhờ mới được tăng viện, chẳng biết đúng hay sai?

Ông bác sĩ gằn giọng ngay:

– Ông muốn nói gì?

– Dường như lúc nãy, Đại uý Ashburn có cho biết là Tướng Johnston hiện thời chỉ có bốn chục ngàn quân, kể cả những binh sĩ đào ngũ vừa trở lại nhờ quân ta chiến thắng trận vừa qua.

Bà Meade không nhịn được:

– Thưa ông, trong quân đội Liên bang miền Nam không có ai đào ngũ cả.

Rhett làm ra điều khiêm tốn:

– Xin bà thứ lỗi. Tôi quên… tôi chỉ muốn nói về chuyện hàng ngàn người đi nghỉ phép ròi quên trở lại đơn vị, và những người này đã chữa lành thương tích cả sáu tháng mà vẫn cứ ở lại lo chuyện nhà hoặc lo vụ cày cấy mùa xuân.

Mắt hắn ngời sáng trong khi bà Meade vừa xấu hổ vừa tức giận mím môi. Scarlett suýt bật cười vì Rhett đã làm bà Meade ê măt. Trong hạng người mà Rhett vừa kể có một số đã tuyên bố đây là “cuộc chiến của kẻ giàu và ngưòi nghèo phải đi chiến đấu”. Họ cũng cho biết họ nản lắm rồi. Tuy nhiên, đa số không ở trong trưòng hợp đo. Họ đã buộc lòng đào ngũ hay ở nán lại nhà sau khi mãn phép chỉ vì gia đình họ chẳng còn gì để sống, phải nhờ đến sự tiếp tay của họ. Những người này tự động trở lại hàng ngũ sau khi đã giúp gia đình có chút ít sống tạm trong vài tháng.
Bác sĩ Meade vội vàng nói, giọng lạnh lùng:

– Thuyền trưởng Butter, vấn dề quân số chênh lệch nhau không đáng kể. Ông cũng biết là mỗi chiến sĩ của Liên bang miền Nam có thể đánh gục cả chục tên Yankee mà.

– Đúng vậy, nhất là khi chiến tranh mới phát khởi. Có lẽ bây giờ cũng đúng… với điều kiện là binh sĩ miền Nam có đủ đạn để bắn, có giày để mang và có gì để nhét vào bao tử. Có phải vậy không, Đại uý Ahsburn?

Giọng hắn vẫn dịu dàng và đầy khiêm tốn. Ashburn bối rối. Tuy không ưa nổi Rhett nhưng không thể dối lòng nên Ashburn đành lặng thinh. Ông bác sĩ nổi sùng lên:
Trước đây, chiến sĩ chúng ta có cần giày vớ và thực phẩm đâu mà cũng chiến thắng. Họ sẽ tiếp tục đánh và sẽ thắng. Cho ông biết là Tướng Johnston không thể bị đánh bật đâu. Núi non hiểm trở bao giờ cũng là những nơi ẩn trú an toàn và cũng là những thành luỹ kiên cố của các dân tộc bị xâm lăng từ ngàn xưa. Hãy nhớ… nhớ tới chuyện “Thermopylae1”!
Scarlett cố tìm hiểu nhưng cái tên Thermopylae đó quá xa lạ đối với nàng.
Rhett vừa hỏi vừa cố giữ cho khỏi phì cười:

– Thưa bác sĩ, chẳng biết có phải tại Thermopylae, họ đã hy sinh tới người cuối cùng không ạ?

– Chú muốn chửi vào mặt tôi phải không?

– Bác sĩ, xin bác thứ lỗi. Bác sĩ hiểu lầm rồi. Tôi chỉ muốn hỏi cho biêt vì trí nhớ về lịch sử thời cổ của tôi kém lắm.

Ông Meade gằn từng tiếng:

– Nếu cần, quân đội của chúng ta sẽ hy sinh tới người cuối cùng khi quan Yankee tràn qua để tiến vào Georgia. Nhưng không hề có chuyện đó. Quân ta sẽ đẩy chúng ra khỏi Georgia chỉ với một trận nho nhỏ.

Cô Pitty vội vàng đứng lên yêu cầu Scarlett đánh dương cầm và hát cho mọi người nghe. Cô thấy câu chuyện bắt đầu gây sóng gió nên cố làm nguôi đi. Cô biết hễ có mặt Rhett ở đâu là y như có chuyện rắc rối. Vậy mà, chúa ơi! Con Scarlett thích y ở chỗ nào? Và sao Melanie lại cứ sốt sắng bênh vực cho y?

Trong khi Scarlett bước vào phòng khách, bên ngoài hoàn toàn im lặng – một sự im lặng nặng nề căm hận Rhett. Tại sao lại có ngưòi dám không tin tưởng vào tài bách chieens bách thắng của Tướng Johnston và quân sĩ dưói quyền ông? Tin tưỏng là một bổn phận thiêng liêng. Và những kẻ có tinh thần phản bội đến không tin tưởng như thế phải câm miệng lại.
Scarlett đánh vài hoà âm và bắt đầu hát. Tiếng hát vừa ngọt ngào vừa buồn thảm qua lời ca của một nhạc khúc bình dân:

Trong bệnh viện giữa những tường vôi trắng.
Nơi có người chết và người đang hấp hối.
Bị thương bởi lưỡi lê, trái phá, đạn.
Một người nào đó một hôm được sinh ra.
Đó là con một bà mẹ! Quá trẻ và dũng cảm.
Trên khuôn mặt còn nét tươi vui.
Một hôm ngã xuống… bụi mồ.
Ánh sáng chập chờn nhảy múa trên khuôn mặt trẻ.

Giọng ca ảo não Fanny chịu không nổi phải nhổm người lên, nghẹn ngào nói nhỏ với Scarlett:

– Chị hát bản khác đi!

Tiếng dương cầm bỗng im bặt trong khi Scarlett bối rối vì ngạc nhiên. Nàng vội vã đánh sang bản khác, bài “Chiếc áo trận màu xám” nhưng rồi bỗng sai một hoà âm khi nàng sực nhớ ca khúc này lại cũng não lòng. Tiếng đàn lại chêt lịm vì Scarlett không còn biết chọn bản nào. Hầu hết những bản nàng nhớ đều dính líu tới sự chết chóc, buồn thảm.
Rhett đứng lên thật mau, đặt thằng Wade vào lòng Fanny rồi đi thẳng ra phòng khách:

– Chơi bản “Kentucky quê hương tôi” đi.

Scarlett được cứu gỡ, vội cám ơn rồi cúi xuống nhấn phím. Giọng kim cao vút của nàng hoà với giọng thổ tuyệt diệu của Rhett nghe nhu vừa có một luồng gió mát thoảng qua. Và đến lúc họ bắt sạng điệp khúc thứ hai, những người ngồi ngoài hiên cảm thấy lâng lâng, mặc dầu bài hát chẳng có gì tươi vui lắm.

Kentucky quê hương tôi
Chỉ còn vài hôm nữa.
Lang thang mệt mỏi trên đường.
Dầu trời không ánh sáng.
Chỉ vài ngày lang thang trên đường.
Là đã tới quê hương, giã từ bóng tối!

Lời tiên đoán của bác sĩ Meade quả đúng… nhưng chỉ đúng phần nào. Lão tướng Jonhston đã giữ vững vị trí như một bức tường thép ở dãy núi phía trên thị trấn Dalton, cách xa trăm dặm – ông đã quyết liệt cố thủ và đã chiến đấu dũng mãnh đên nỗi Tướng Sherman phải từ bỏ ý định vượt qua thung lũng để tiến tới Atlanta và cuối cùng là quân Yankee phải rút lui tìm phương cách khác của họ. Họ không thể chọc thủng phòng tuyến xám bằng các cuộc xung phong trực diện, do đó, họ chờ đêm tối, chuyển quân qua núi theo đường vòng cung, hy vọng sẽ tìm ra được phía sau Tướng Johnston và cắt đứt thiết lộ ở Resaca, cách Dalton mười lăm dặm ở mặt sau.

Trước sự lâm nguy của con đường sắt quý báu đó, quân đội của Tướng Johnston phải lập tức rời hầm hố, đi dưới trời sao, tiến một mạch về Resaca bằng con đường tắt ngắn nhất. Khi quân Yankee từ các đồi núi túa ra thì quân đội miền Nam đã sẵn sàng chờ đợi sau những pháo luỹ, lưỡi lê tuốt trần như ở Dalton.

Đến khi các thương binh ở Dalton về tường thuật sai lạc là Lão tướng Joe đã rút về Resaca, cả Atlanta ngạc nhiên và bấn loạn lên. Bầu trời Tây BẮc như có một đám mây đen xuất hiện, đám mây báo hiệu một trận bão mùa hè. Lão tướng nghĩ gì mà lại để quân Yankee xâm nhập thêm mười tám dặm sâu trong nội địa Georgia? Bác sĩ Meade đã nói núi non là chiến lũy thiên nhiên, vậy tại sao Lão tướng Joe không chặn đứng được quân Yankee ở đó.

Jonhston phản công ác liệt ở Resaca và đẩy lui được địch quân lần nữa. Nhưng Sherman lại sử dụng chiến thuật bọc hông. Ông lại di quân theo một đường vòng cung khác, băng qua sông Oostanaula để tấn công vào hệ thống thiết lộ của hậu phương liên bang miền Nam. Quân miền Nam lại tức tốc rút ra khỏi các giao thông hào đất đỏ để bảo vệ con đường sắt. Mệt nhoài vì thiếu ngủ, kiệt sức sau nhiều lần di binh và chiến đấu, đói khát – vẫn luôn đói khát – họ tràn thật mau xuống thung lũng. Họ tới được thị trấn Calhoun, sáu dặm phía dưới Rasaca, sớm hơn quân Yankee. Họ đào công sự sẵn sàng chờ quân Yankee tới. Những trận đánh ác liệt xảy ra và quân Yankee bị đẩy lui. Binh sĩ Liên bang miền Nam gần như kiệt sức, mong muốn được nghỉ ngơi. Nhưng Sherman không để họ nghỉ ngơi, ông ta cứ tàn nhẫn tiến từng bước. Quân Yankee cứ di chuyển theo hình cánh cung rộng lớn. Họ bắt buộc quân miền Nam phải tiếp tục lui để bảo vệ con đường sắt sau lưng.

Quân miền Nam vừa đi vừa ngủ, tât cả đều đã quá mệt để có thể nghĩ tới chuyện khác. Và nếu có phải suy nghĩ là họ đặt hết lòng tin vào Lão tương Joe. Họ biết mình đang rút lui nhưng chưa bại trận. Họ không đủ quân để vừa giữ vững chiến luỹ vừa bẻ gãy chiến thuật bọc hậu của Sherman. Họ luôn luôn đánh bại địch quân mỗi khi chúng tấn công trực diện. Đến lúc nào mới ngừng lui quân, họ không thể biêt nhưng lão tướng Joe biết rõ bổn phận của ông, và như vậy là quá đủ rồi. Ông điều động cuộc lui quân rât quy của nên quân đội miền Nam chỉ tổn thât nhẹ trong khi quân Yankee chết và bị bắt rất nhiều. Họ chẳng mật một toa xe ngoại trừ bốn khẩu súng. Và họ cũng không mất con đường sắt sau lưng họ mặc dầu Sherman đã áp dụng nhiều chiến thuật: đánh trực tiếp, đánh ngang hông và đột kích bằng kỵ binh.

Con đường sắt vẫn còn, con đường sắt đó quanh co dưới thung lũng chói nắng trải dài tới Atlanta. Binh sĩ nằm ngủ cũng thấy con đường sắt lấp loáng dưới ánh sao. Hoặc trước khi ngủ gục, hình ảnh cuối cùng trong đôi măt lờ đờ của họ cũng vẫn là con đường sắt chói loà trong nắng lửa.

Khi họ triệt thoái xuống vùng đất đồng bằng, một toán thường dân lánh nạn đã tản cư trước họ, một đoàn người đông đảo bao gồm cả dân da trắng nghèo khó lẫn giàu sang, đàn bà, trẻ con, người già cả, kẻ hấp hối, người tàn tật, kẻ bị thương, phụ nữ gần ngày sinh nở, lũ lượt kéo về hướng Atlanta bằng con đường bộ, bằng xe lửa, trên lưng ngựa, hoặc trong các cỗ xe ngựa, xe bò, chất đầy rương tráp và vật dụng trong nhà.

Họ đi trước đạo quân tản năm dặm. Họ dừng lại Resaca rồi Calhoun và Kingston, cứ mỗi lần dừng chân là một lần hy vọng được nghe quân Yankee đã bi đẩy lui để họ trở về nhà. Nhưng không làm sao có thể đi ngược lại con đường nắng chói kia được nữa. Đoàn quân áo xám đi qua những biệt thự trống rỗng, những nông trại bỏ hoang, những túp lều cửa mở. Đây đó còn nấn ná lại vài người đàn bà đơn độc với mấy tên nô lệ da đen mặt mày hoảng hốt. Họ ra sát đường cái để khích lệ binh sĩ, tiếp tế từng thùng nước mat, băng bó thương binh và chôn cất người chết trong nghĩa trang gia đình họ. Nhưng hầu hết nhà cửa ở vùng thung lũng đều bỏ hoang và hoa màu không người coi sóc đã bắt đầu héo úa.

Lại bị vòng cung ở Calhoun, Tướng Johnston phải rút lui về Adairsville. Địch quân đã vượt quá Dalton năm mươi dặm. Ở New Hope Church, cách đó mười lăm dặm, quân liên bang miền Nam đào hầm trú ẩn dài trên đường, nhất quyết phản công đến kỳ cùng. Đoàn quân áo xanh hung hãn như mãnh xà, cuộn tròn mình và phun nọc độc, cứ tiến đánh bất kể tổn thât. Trận New Hope Church diễn ra khốc liệt với mười một ngày đêm đẫm máu và cứ mỗi lần tân công là quân Yankee bị đẩy lui. Nhưng rồi Tướng Johnston lại bị đánh bọc hậu nên phải rút tàn quân lui thêm vài dặm.

Số thương vong của quân đội miền Nam ngày càng lên cao. Thương binh tràn ngập cả Atlanta khiến dân chúng kinh hoàng vi chưa bao giờ thành phố lại có nhiêu thương binh đến thế, ngay cả trận Chickamauga cũng không tổn thất nhiều như vậy. Bệnh viện đã nghẹt cứng nên thương binh phải nằm trền sàn kho hàng bỏ trống, hoặc trên những kiện bông vải của kho khách sạn, nhà trọ, tư gia đầy những người bệnh tật. Cô Pittypat không muốn có người lạ trong nhà vì Melanie đang mang thai và những hình ảnh ghê rợn có thể ảnh hưởng đến bào thai. Nhưng Melanie đã nâng đai váy cao hơn một chút để che khuất bụng, và thương binh lại ở đầy trong ngôi nhà gạch đỏ này. Người nhà phải nấu ăn, giặt quần áo, quấn lại những cuộn băng vừa mới giặt và bắt chí rận cho họ.

Đêm xuống, người nhà cứ trằn trọc mãi vì hơi nóng và tiếng rên la mê sảng của những người bên phòng kế cận. Cuối cùng, thành phố không còn đủ chỗ để tiếp nhận thương binh, người ta phải gửi họi tới các bệnh viện ở Macon và Augusta.
Với số thương binh thặng dư và số dân lánh cư mỗi lúc một đông nghẹt thành phố Atlanta muốn nháo lên. Đám mây nhỏ cuối trời đã lớn thật mau thành đám mây báo hiệu cơn giông sẵp tới còn mang theo cả luồng gió buốt.

Không ai mất niêm tin với quân đội vô địch của họ, nhưng mọi người, đúng hơn là thường daan, đã mất tín nhiệm nơi Lão tướng Joe. New Hope Church chỉ cách Atlanta có ba mươi dặm! Tướng Johnston đã để cho địch đẩy lui tới sáu mươi lăm dặm trong ba tuần lễ. Tại sao ông ta không chịu cầm chân chúng mà cứ rút lui triền miên như vậy? Ông ta đã điiên và còn nguy hại hơn một người điên. Các cụ già trong đội Vệ binh và lực lượng Dân quân vẫn còn yên ổn ở Atlanta, tự cho là họ còn khá hơn nhiều rồi phác hoạ những bản đồ hàng quân để chứng tỏ khả năng quân sự của mình. Khi đã mât quá nhiều quân và bị đẩy lui quá xa, Tướng Joe khẩn thiết kêu gọi Thống đốc Brown cung cấp thêm quân số, nhưng lực lượng bảo vệ tiểu bang vẫn cứ ngồi yên. Thống đốc tiểu bang đã chấp lệnh của Tổng Thống Jeff Davis thì lời kêu gọi của Tướng Johnston có nghĩa gì đâu?

Đánh và lùi! Đánh và lùi! Liên bang miền Nam chiến đấu liên miên trên suốt chặng đường bảy mươi dặm trong hai mươi lăm ngày. New Hope Church đã mất, một kỉ niệm chìm trong sương mù mang theo hơi nóng, bụi đường, đói khát, mệt mỏi, tiếng chân sầm sập trên con đường đất đỏ, tiếng chân lõm bõm trong bùn lầy, đắp công sự phòng thủ, chiến đấu… rút lui, rồi đắp công sự rồi chiến đấu. New Hope Church là ác mộng và sau đó là Big Shanty, nơi họ đã chiến đấu như quỷ dữ. Nhưng dầu cho xác định quân nặm xanh ngất đồng cỏ vẫn cứ còn những tên Yankee khác, những tên Yankee thật mạnh khoẻ thay bào. Lúc nào cũng có những cánh quân hung tàn đánh thốc vào sau lưng Liên bang miền Nam, vào hệ thống thiết lộ… và vào Atlanta.

Từ Big Shanty, toán quân kiệt sức và thiếu ngu rút xuống con đường dẫn đến núi Kennesaw, gần một thành phố nhỏ tên Marietta, nơi đây họ dàn quân dài mười dặm theo hình cánh cung. Họ đào giao thông hào dọc theo chân núi và tìm chỗ cao để đặt đại bác. Binh sĩ vừa đổ mồ hooi vừa chửi thề trong khi kéo những cỗ đại pháo lên triền núi gần như thẳng đứng, vì lừa không leo núi được. Quân bưu viên và thương binh mang tới Atlanta những bản tường trình lạc quan. Các cao điểm trong rặng Kennesaw không thể nào bị tràn ngập được, vì hai ngọn núi Pine và Lost ở kế cận thành phố nhất là đã được xây chiên lũy. Quân Yankee không thể nào đánh bật nổi Tướng Joe và quân đội của ông được nũa. Chúng cũng không còn cách nào đánh bọc hậu được vị các khẩu đại bác đặt trên cao điểm thuận lợi đã kiểm soát được nhiều dặm chung quanh. Atlanta thở phào nhẹ nhưng…

Nhưng núi Kennesaw chỉ cách thành phố hai mươi dặm.
Ngày đầu tiên, thương binh từ vùng núi Kennesaw đã được đưa tới, xe bà Meriwether đã thấy đậu trước cửa cô Pitty vào một giờ bất ngờ nhất – bảy giờ sáng, và bác Levi gọi Scarlett thay quần áo tức khắc để đến bệnh viện. Fanny Elsing và chị em Bonnell bị đánh thức quá sớm đang ngáp dài ở băng sau, vú của Elsing đang ngồi trên bệ xe cạnh xa phu, trên đầu gối bà một giỏ băng mới giặt, Scarlett bực bội vì đem qua nàng đã khiêu vũ đến khuya ở dạ hội của lực lượng Vệ binh và bây giờ, chân nàng hãy còn mỏi nhừ. Nàng rủa thầm sự sốt sắng không biết mệt của bà Merriwether, rủa đám thương binh và luôn cả Liên bang miền Nam trong khi Prissy gài nút áo cho nàng, chiếc áo vải chúc bâu cũ nhất mà nàng thường mặc khi làm việc ở nhà thương. Nuốt vộ vài ngụm nước sắc với bắp khô và khoai khô để thây thế cho cà-phê, nàng ra xe.

Chán nản lắm rồi, nàng nhất định nội hôm nay phải nói với bà Merriwether là Ellen đã viêt thơ gọi nàng về thăm nhà. Nhưng vô ích, vì người đàn đáng kính ấy, tay áo đã xắn lên, người đã mang áo choàng, nghiêm nghị nhìn nàng:

– Tôi khong muốn nghe những chuyện điên khùng đó nữa, Scarlett Hamilton. Nội ngày hôm nay viết thơ về mẹ cô bảo rằng chúng tôi rất cần có cô. Chắc là bả hiểu và cho cô ở lại. Bây giờ, mặc áo choàng vào và chạy mau tới bác sĩ Meade. Ông đang cần người tiếp tay.

Scarlett buồn bực nghĩ:

“Chúa ơi, phiền phức quá! Má sẽ bắt mình ở lại đay và mình sẽ chết nếu cứ ngửi mãi những mùi hôi thối này. Phải chi mình là một bà già để doạ nạt mấy đứa con gái, thay vì bị lấn áp như vậy mãi… và mình sẽ nói thẳng với mấy mụ khắc nghiệt như Merriwether là nên đi Halifax cho rảnh mắt”.

Nàng đã quá chán không khí bệnh viện, chán những mùi hôi thối, những con rận, những đau đớn và những người dơ bẩn. Những thú vị trong cách săn sóc thương binh, nếu có, chỉ là trong năm trướcư. Bây giờ, những người bị thương sau nhiều lần rút lui tơi tả không còn đẹp trai. Họ không còn làm nàng xúc động chút nào và học cứ thường hỏi:

“Chiến sự đang diễn ra thế nào?”

“Lão tướng Joe đang làm gì?”

“Ông ta là một người sáng suốt”

Nàng không thấy Lão tướng Joe sáng suốt chỗ nào. Đã sáng suốt tại sao lại để cho quân Yankee tiến sâu vào nội địa hơn tám mươi dặm. Không, họ không phải những hạng người dễ thương. Hơn nữa, phân lớn đều đang hấp hối, chết thật im lặng và mau chóng vì chỉ còn chút ít sức tàn không đủ đề kháng chất độc trong máu, chứng hoại thư, thương hàn và sưng phổi mà họ đã mắc phải trước khi tới Atlanta hoặc tới tay bác sĩ.

Không khí oi bức, ruồi nhặng từ bên ngoài cửa sổ bay vào, những con ruồi làm người bị thương còn khổ sở hơn bị cơn đau hàng hạ.

Mùi hôi thối và tiếng rên như nước thủy triều càng lúc càng dâng cao quanh nàng. Mồ hôi đã ướt đẫm áo vì nàng phải bưng chậu bén gót bác sĩ Meade.
Thật là gớm ghiếc! Scarlett phải nén lắm mới không nôn mửa khi nhìn bác sĩ Meade dùng con dao mổ sáng loáng cắt những khoảng thịt thối. Và thật là kinh khủng khi nghe tiếng kêu thét vang dậy trong phòng giải phẫu. Nàng đã chán nhìn những bộ mặt trắng nhợt, căng thẳng đang chờ bác sĩ tới khám, những bộ mặt chờ đợi những câu nói khủng khiếp như: “Rất tiếc là cánh tay của bạn đã ung thối rồi. Vâng, vâng tôi hiểu, nhưng đây này, những vết thương đỏ bầm này. Phải cắt đi mới được!”.

Thuốc mê quá hiếm chỉ được dùng cho những cuộc giải phẫu quan trọng và thuốc phiện thì vô cùng quý giá, chỉ được sử dụng để làm dịu thần kinh những kẻ sắp lìa đời thay vì làm an thần cho những kẻ đang bị cơn đau hành hạ. Ký ninh và thuốc sát trùng đã hêt sạch.

Đúng vậy, Scarlett đã chán ngấy rồi và sáng nay nàng muốn được như Melanie, từ chối tới bệnh viện với lý do mang thai. Đó là cái cớ khoái thác duy nhất có thể chấp nhận được trong lúc này.
Tới trưa, nàng vội vàng cởi áo choàng và lẻn ra bệnh viện lúc bà Merriwether đang bận viết thơ giùm một anh chàng người sơn cước mù chữ. Scarlett không thể nào chịu đựng lâu hơn. Đây là việc phải làm vì nàng biết trưa nay xe lửa sẽ mang thêm thương binh tới và nàng sẽ phải bận rộn cho đến tối… có lẽ chẳng còn thì giờ để ăn uốn nữa.
Nàng hấp tấp vượt qua hai dãy phố để ra đường Cây Đào và thở mạnh giữa khoảng trời thoáng mát. Đứng ở góc đường nàng do dự chưa biết sẽ làm gì, về nhà thì xấu hổ mà chắc chắn là không thể nào trở lại bệnh viện được nữa. Giữa lúc đó, Rhett đánh xe đi qua. Hắn nói ngay:

– Trông cô chẳng khác một con bé đi mót giẻ rách.

Vừa phê bình, hắn vừa nhìn chiếc áo vá víu, ướt đẫm mồ hôi và lốm đốm nhiều chỗ do chậu nước bắn ra khi nàng ôm theo bác sĩ. Scarlett thẹn quá hoá giận. Tại sao hắn cứ luôn luôn chú ý đến lối ăn mặc xuềnh xoàng của nàng như vậy?

– Tôi không muốn nghe ông nói tiếng nào nữa cả. Đưa giùm tôi tới chỗ nào đừng để ai thấy tôi. Tôi không trở lại nhà thương dẫu họ có treo cổ tôi cũng mặc! Trời ơi! Tôi có gây ra trận chiến này đâu, cũng không có lý do gì bắt tôi làm việc trối chết và…

– À, cô bé phản bội chính nghĩa đây rồi!

– Đừng có vừa đánh trống vừa ăn cướp nữa. Đỡ tôi lên xe đi. Tôi chẳng cần biết ông đi đâu. Hay là đi dạo cũng được.

Rhett nhảy xuống xe và đột nhiên Scarlett cảm thấy thoải mái vì khỏi phải thấy một người chột hay mù mắt, một gương mặt xanh lè vì đau đớn hoặc vàng vọt vì sốt rét. Rhett mập mạp và khỏe mạnh. Hắn ăn mặc thật bảnh bao. Bộ quần áo mới, không bị rách mướp để lòi ra những ống chân trần trụi và lông lông lá. Hắn có vẻ thoả mãn với chính hắn trong khi những người đàn ông khác đang buồn bã, bận rộn lo nghĩ. Gương mặt đen sạm của hắn dễ thương và đôi môi đỏ, sắc sảo như môi đàn bà đang hé cười khi đỡ nàng lên xe.

Bắp thịt hắn căng phồng dưới lớp quần áo khi hắn ngồi bên cạnh nàng, và lần nào cũng vậy, khi nghĩ đến thân thể lực lưỡng của hắn là nàng cảm thấy choáng váng như vừa bị một vật gì chạm mạnh. Nàng say mê nhìn đôi vai lực lưỡng của hắn, một sự say mê vừa bấn loạn vừa hơi sợ sệt. Thân thể hắn cũng cứng rắn như bộ óc sắc bén của hắn. Trông hắn thật khinh khoái và thanh nhã, uể oải như một con beo đang sưởi nắng và gọn gàng như một con báo sắp sửa vồ mồi.

Hắn tróc lưỡi cho ngựa chạy rồi nói:

– Cô bé man trá! Cô khiêu vũ suốt đêm qua với mấy ông lính, tặng hoa hồng cho họ và thỏ thẻ là cô sẵn sàng chết vì chính nghĩa. Nhưng mới băng bó mấy vêt thương và bắt vài con rận là cô chuồn mất.

– Thôi, nói chuyện khác đi và cho ngựa chạy mau hơn. Cái lão Merriwether mà bước ra khỏi cửa hàng thấy được thì tôi tới số, ổng sẽ nói với con mẹ… À, mà tôi muốn nói tới là bà Merriwether.

Hắn quất nhẹ vào lưng ngựa cho nó chạy nước kiệu qua Ngã Năm rồi băng qua con đường sắt cắt đôi thành phố. Chuyến xe di tản thương binh đã đậu ở sân ga và phu khiêng cáng đang chạy tới chạy lui dưới ánh nắng gay gắt. Họ chuyển thương binh vào xe cứu thương và chất lên đồ tiếp tế cho quân đội. Scarlett chẳng thấy hối hận chút nào mà nàng chỉ nghe khoai khoái vì đã thoát khỏi công việc săn sóc thương binh.

– Tôi chán cái nhà thương đó lắm rồi.

Nàng vừa nới vừa sửa lại chiếc váy và thắt chặt quai nón.

– Càng ngày càng có nhiều thương binh. Đó là lỗi của Tướng Johnston. Nếu ông ta cầm chân được bọn Yankee ở Dalton thì…

– Cô ngốc lắm. Ông ta chống cự mãnh liệt chớ sao không. Nhưng ông ta chỉ có thể giữ vững một chỗ Sherman thì cứ đánh bọc hông và sẽ đánh úp theo thế gọng kềm. Vả lại, nêu không lui quân ông ta sẽ để mất thiết lộ mà phận của ông ta là bảo toàn thiết lộ.

– Ồ, nhưng…

Scarlett cố nói dù mù tịt về quân sự:

– Nhưng dầu sao đó cũng là lỗi của ông ta. Phải có cách để ngăn chặn chúng chứ. Tôi thấy là cần phải đổi ông tướng khác. Tại sao không chịu ở lại đương cự mà cứ rút lui hoài?

– Cô cũng y như mấy người khác, họ gào lên: “Lấy đầu hắn” chỉ vì Tướng Joe không thể làm được một việc mà trên đời này không ai làm nổi. Ở Dalton, ông ta là đấng Cứu thế nhưng tới Kennesaww thì bị coi là tên bán Chúa vỏn vẹn chỉ trong vòng sáu tuần lễ. Bây giờ nếu đẩy lui được quan Yankee hai chục dặm, ông tướng già đó là Chúa Cứu Thế trở lại. Cô bé ơi, quân số của Sherman đông gấp đôi của tướng Johnton,và Sherman có thể đổi hai người lấy một trong những người trai dũng cảm của chúng ta. Trong khi đó Tướng Johnston không thể mất một người. Ông đang khẩn bách đòi tăng viện mà có được gì đâu? Chỉ còn có mây cục cưng của Thống đốc Brown. Nhưng đám đó thì làm được cái gì!

– Bộ có lệnh động viên Vệ binh quốc gia à? Lực lượng Dân quân nữa sao? Tôi chưa nghe gì hết, sao ông biết?

– Có tin đồn như vậy, tin đồn đã phát xuất từ chuyến tàu từ Milledgeville mới tới sáng nay. Cả Vệ binh và Dân quân đều được gửi đi tăng viện cho Tướng Johnston. Mấy cục cưng của ông Brown sắp được ngửi mùi thuốc súng rồi, chắc phần đông bọn họ sẽ ngạc nhiên lắm. Họ không ngờ có ngày phải động binh. Ông Thống đố đã hứa là họ khỏi đi chiến đấu. Thật là một trò đùa dai. Họ tin lắm vì ông Thống đốc của họ đã dám cãi lệnh Tổng thoóng Jeff Davis, không chịu gửi quân đến Virginia, lấy lý do cần phải bảo vệ tiểu bang. Có bao giờ họ nghĩ rằng chiến tranh có thể xảy ra trước xân nhà đâu và thật sự họ có muốn bảo vệ tiểu bang của họ không?

– Sao ông cười được như vậy, tàn nhẫn quá! Sao không nghĩ đến mấy ông già và mấy thằng bé trong lực lượng Vệ binh? Những người nhu thằng Phil, ông lão Merriwether và chú Henry Hamilton cũng phải ra trận nữa sao?

– Tôi không nói đến mấy cậu bé và những cựu quân nhân trong trận Mễ Tây Cơ. Tôi muốn nói những người can đảm như Wille Guinan, chỉ thích mặc quân phục cho oai và múa kiếm…

– Còn ông thì sao?

– Cô ơi, chẳng quan hệ gì tới tôi cả! Tôi không mặc quân phục cũng chẳng múa kiếm, và vận mạng Liên Bang miền Nam chẳng ý nghĩa gì với tôi. Hơn nữa, tôi không muốn boả mạng trong hàng ngũ

Vệ binh hay bất cứ một quân đội nào. Tôi đã có đủ kiến thức quân sự ở West Point… đủ để đời rồi. Đại tướng Lê không giúp gì được cho Lão tướng Joe đâu vì quân Yankee đã cầm chân ông ấy ở Virginia. Vì vậy tướng Joe chỉ còn mong lấy được viện quân ở bộ đội phòng thủ Georgia thôi. Ông ta là người có công với quốc dân và cũng là một chiến lược gai đại tài, luôn luôn đưa quân tới trước những điểm mà địch định tới. Nhưng ông ta vẫn phải lui quân nếu muốn bảo vệ thiết lộ. Và có nên nghe rõ, chừng nào bọn Yankee đẩy Tướng Joe ra khỏi vùng sơn cước xuống miền đông bằng quanh dây, lúc đó là đi đứt.

Scarlett hoảng hốt:

– Quanh đây? Ông biết là quân Yankee không cách nào tiến xa hơn nữa được mà!

– Kennesaw chỉ cách đây hai mươi dặm và tôi đánh cá rằng…

– Rhett cái gì kia! Một đám đông đàn ông! Không phải binh sĩ. Cái gì vây…? Toàn người da đen không!

Bụi đỏ dấy lên mù mịt và trong đám bụi đó vang ra tiếng chân sầm sập và tiếng hàng trăm người da đen kéo hết gân cổ hát một đoạn Thánh ca. Rhett cho xe lên lề, Scarlett tò mò nhìn đoàn người da đen ướt đãm mồ hôi, xuổng cuốc vác vai đang được một sĩ quan và một tiểu đội mang phù hiệu công binh hướng dẫn.

– Cái gì lạ vây?

Scarlett lặp lại. Rồi mắt nàng nhìn trân tên da đen đang hát ở hàng đầu. Hắn cao khoảng một thước chín, đúng là một anh chàng khổng lồ, da đen bóng, dáng đi mèm dẻo như mánh thú. Hắn đang nhe hàm răng trắng toát ca bài “Moses2 xuống trần”. Chắc không một người da den nào trên thế giới cao lớn và to giọng như thế, ngoài Sam khổng lồ cai thợ của Tara ra. Nhưng Sam làm gì ở đây, thật xa nhà, nhất là bây giờ đồn điền đang thiếu quản gia và Gerald đang coi hắn như cánh tay mặt của mình?

Lúc nàng nhổm dậy để nhìn rõ hơn, gã khổng lồ chợt trong thấy nàng cười toe toét. Hắn đã nhận ra nàng. Hắn dừng lại đặt xuổng xuống và vừa chạy về phía nàng, vừa gọi những tên da đen gần đó:

– Chúa ơi! Cô Sca’lett đây mà! Tụi bây, ‘Lige! Apostle! P’ophet! Cô Sca’lett tụi bây ơi!

Hàng ngũ nhốn nháo lên. Đoàn người ngập ngừng dừng lại, cười hềnh hệch khi Sam khổng lồ cùng ba gã da đen khác chạy vụt qua đường tới chỗ chiếc xe. Viên sĩ quan cuống cuồng đuổi theo, miệng hét vang:

– Trở về hàng, mau. Trở về ngay hay là đợi… Ủa, bà Hamilton. Chào bà và chào ông. Sao các người lại xúi chúng phá rối kỷ luật vây? Khổ quá, tôi đã vất vả với bọn chúng suốt sáng nay rồi.

– Đại uý Randall, xin đừng mắng chúng! Đây là người nhà của chúng tôi. Sam khổng lồ là cai nhân công của đồn điền chúng tôi và mấy đứa kia là Elijah, Apostle và Prophet. Dĩ nhiên là chúng cần phải tới chào tôi. Sao, mấy đứa mạnh giỏi hả?

Scarlett lần lượt bắt tay hết cả bốn gã da đen, bàn tay trắng nõn nà của nàng mất hút trong những bàn tay đen đúa, to kềnh. Bốn gã hắc nô cùng nhảy nhót hớn hở vì bât ngờ gặp chủ, đồng thời cũng hãnh diện trước bạn bè là có được một nữ tiểu chủ quá xinh.

– Mấy đứa làm gì mà bỏ Tara đi quá xa vậy? Trốn hả? Chắc đúng rồi. Bộ không biết là tuần cảnh sẽ bắt lại rất dễ dàng sao?

Cả bốn cười ngặt nghẽo trước lời nói của Scarlett. Sam khổng lồ đáp:

– T’ời ơi, t’ốn cái gì! Không phải t’ốn đâu. Họ tới kiếm tụi tui, tụi tui là mấy đứa lớn và mạnh nhất ở Ta’a. Đặc biệt họ mời tui vì tui hát hay. Ông Kennedy tới kiếm dẫn tụi tui đi.

– Nhưng để làm gì?

– Chúa ơi, cô Sca’llett chưa nghe gì sao? Tụi tui đi đào hầm cho mấy người da t’ăng chui xuống khi tụi Yankee tới.

Đại uý Randall và những người ngồi trên xe phì cười vì cái lối giải thích ngây ngô về các công sự chiến đấu.
Ông Ge’ald chút nữa nổi sùng khi họ dẫn tụi tui đi, ông nói ông không làm gì được nếu không có tui. Nhưng bà Ellen nói: “Cứ đem nó đi, ông Kenned. Liên bang miền Nam cần nó hơn chúng tôi ở đây”. Bà cho tôi một đô-la dặn tôi phải làm đúng theo lời chỉ dạy của mấy ông da T’ắng. Bởi vậy, tụi tui tới đây.

– Chuyện này là thế nào, Đại uý Randall?

– Ồ, có gì đâu. Chúng tôi cần đào thêm nhiều dặm công sự chiến đấu nữa để tăng cường hệ thống phòng thủ cho Atlanta. Ông tướng không đủ người để làm công việc này. Chúng tôi phải cần đến những tên da đen mạnh nhất trong xứ làm thay.

– Nhưng…

Scarlett bỗng nghe lạnh buốt. Thêm nhiều dặm công sự chiến đấu! Tại sao lại cần thêm? Năm rồi người ta đã cho xây nhiều loạt pháo đài vững chắc chung quanh Atlanta, cách trung tâm thành phố một dặm. Các pháo đài to lớn đó, hết dặm này tới dặm kia, hoàn toàn bao kín thành phố rồi, vậy còn xây thêm công sự chiến đấu làm gì?

– Nhưng tại sao mình phải tăng cường phòng thủ trong khi đã phòng thủ chắc chắn rồi? Mấy chỗ đó còn chưa cần tới thì xây thêm làm gi? Chắc chắn là ông Tướng không để…

Đại uý Randall nói gọn:

– Chiến luỹ của ta hiện chỉ cách thành phố có một dặm. Vậy là không an toàn lăms. Chúng tôi đang cho xây xa hơn. Bà thấy, chỉ còn một lần rút lui nữa là quân ta đã phải vào Atlanta rồi.

Viên sĩ quan biết mình đã lỡ lời, khi thấy Scarlett trố to mắt sợ hãi. Ông ta hấp tấp thêm:

– Nhưng dĩ nhiên là chẳng có một cuộc rút lui nào nữa. Các phòng tuyến ở núi Kennesaw đều kiên cố. Đại bác đặt khắp nơi trên núi và kiểm soát các trục giao thông. Bọn Yankee không cách nào lọt qua được đâu.

Nhưng Randall đã sụp mắt xuống trước cái nhìn lừ đừ, sâu sắc của Rhett. Scarlett hoảng lên. Nàng nhớ lời Rhett “Khi bọn Yankee đẩy ông ta khỏi vùng sơn cước xuống đồng bằng, lúc đó là đi đứt”.

– Ồ, Đại uý, ông có nghĩ…

– Không đâu, dĩ nhiên không! Bà đừng bận tâm. Lão tướng Joe chỉ phòng xa vậy thôi. Đó là lý do độc nhứt khiến chúng tôi phải đào thêm công sự phòng thủ… À, nhưng tôi phải đi ngay. Rất hân hạnh được hầu chuyện cùng bà… Chào cô chủ tụi bây đi, rồi lên đường.

– Chào mấy đứa, khi nào đau yếu, bị thương hoặc có gì rắc rối hãy cho cô biêt. Cô ở cuối đường Cây Đào, xuống đó rồi lại ngay căn nhà cuối cùng. Khoan, đợi một chút…

Nàng lục lọi trong túi xách.

– Ủa, không còn đồng nào cả. Rhett cho tôi mượn vài đồng. Này Sam, mua thuốc là cho mấy bạn hút. Nhớ ngoan ngoãn tuân lời Đại uý Randall nghe.

Đoàn người họp thành đội ngũ, bụi đỏ lại dẫy lên như một đám mây. Họ bắt đầu di chuyển và giọng nói của Sam khổng lồ lại cất lên:

Cầu Moses giáng thế!
Tới ngay vùng Ai Cập.
Truyền với vua Pharaon.
Cho dân Ngài đi qua!

– Rhett, Đại uý Randall dối gạt tôi cũng như những người đàn ông khác… Dấu kín sự thật vì sợ đàn bà lo lắng. Y nói dối phải không? Rhett, nếu không nguy hiểm tại sao lại đào thêm hầm hố làm gì nữa? Có phải quân đội thiếu người nên phải xài tới bon da đen không?

Rhett giục ngựa:

– Quân đội cạn người kinh khủng. Nếu không, sao lại phải gọi tới Vệ binh? Mấy cái công sự phòng thủ đó là để chống đỡ một cuộc bao vây. Tướng Joe chuẩn bị sẵn trận đánh cuối cùng tại đây.

– Bao vây hả? Trời ơi ông quay ngựa lại. Tôi phải về nhà, về ngay Tara bây giờ.

– Làm gì mà cuống quýt lên vây?

– Bao vây! Chúa ơi, một cuộc bao vây? Tôi đã nghe kể lại một vụ bao vây! Ba tôi hay ông nội tôi dã bị rồi, và ba tôi nói là…

– Bao vây ở đâu?

– Ở Drogheda (*), khi Cromwell bao vây người Ái Nhĩ Lan. Dân chúng không còn gì để ăn và ba tôi nói họ đã chết đói rất nhiều ngoài đường, cuối cùng họ ăn thịt mèo, chuột cống và ngay đến mấy con vật như gián chẳng hạn. Ba còn nói họ ăn thịt nhau trước khi đầu hàng nữa. Tôi cũng không dám nghĩ tới chuyện tin hay không tin. Và khi Crowell vào thành phố, tất cả đàn bà đều bị… Bao vây, Đức Mẹ ơi!

– Chưa ai ngu dốt quá đỗi như cô. Vụ Drogheda xảy ra hồi thế kỷ mười bảy, lúc đó làm gì có ông O’Hara. Hơn nữa Sherman đâu phải là Cromwell.

– Nhưng ông ta cũng tàn nhẫn! Họ nói…

– Còn về mấy món người Ái Nhĩ Lan đã an khi bị bao vây… Riêng tôi, tôi thích ăn mấy con chuột béo ngậy hơn là những món trong nhà hàng. Tôi nghĩ là tôi phải trở lại Richmond. Ở đó, còn nhiều món ăn thật ngon nếu có đủ tiền mua.

Bực bộ vì đã tỏ ra run sợ thái quá, Scarlett kêu lên:

– Vậy ông còn ở hoài làm gì? Ông chỉ nghĩ toàn chuyện sống sang trọng, ăn uống và… và mấy thứ cùng một loại.

– Tôi còn biết làm gì để giết thời giờ hơn là ăn uống và… ơ… những thứ cùng một loại. Cô biết tại sao tôi vẫn còn ở đay hả? Tôi đã đọc nhiều mẩu chuyện thú vị về các cuộc bao vây thành phô, nhưng tôi chưa thây lần nào. Do đo, tôi nghĩ là nên ở lại để coi cho biết. Tôi không sợ gì cả vì tôi là người ngoài cuộc và hơn nữa, tôi muốn chứng kiến tận mắt. Đừng bao giờ bỏ qua một kinh nghiệm mới nào cả, Scarlett. Nó sẽ làm cho đầu óc mình mở mang ra.

– Đầu óc tôi mở mang ra đủ lắm rồi.

– Có lẽ cô hiểu chuyện đó nhiều hơn tôi, nhưng tôi muốn nói… Mà thôi, toi ngại sẽ không đựoc lịch sự lắm. Có lẽ tôi sẽ ở lại đây để giải cứu cô khi cuộc bao vây bắt đầu. Chưa bao giờ tôi có dịp cứu một phụ nữ khi cuộc bao vây trong cảnh bế tắc. Đó cũng là một kinh nghiệm mới.

Nàng biêt hắn đang chọc tức mình nhưng cảm thấy hắn có lý. Nàng lắc đầu:

– Tôi cũng không cần ông cứu tôi. Tôi tự lo được, cám ơn.

– Đừng nói vậy, Scarlett. Cô cứ nghĩ như thế nếu thấy thích nhưng đừng bao giờ nói ra vói một người đàn ông. Đó là sự lầm lẫn của con gái Yankee. Họ sẽ dễ yêu hơn nếu đừng cứ mỗi lúc mỗi nói

“Cám ơn ông, tôi tự lo được”. Thưòng thì họ nói thật, nhờ ơn Chúa. Nhưng thế là đàn ông để mặc họ xoay sở lấy.

– Ông nói quá rồi đó.

Scarlett lạnh lùng nói, không gì nhục nhã bằng khi bị cho là giống Yankee.

– Tôi biết ông nói láo về chuyện bao vây. Ông biết là quân Yankee không bao giờ vào Atlanta được mà.

– Tôi cá với cô, trong vòng một tháng chúng sẽ tới đây. Tôi có một hộp kẹo đổi lấy…

Đôi mắt đen huyền của hắn lướt trên môi nàng:

– Lấy một cái hôn.

Nỗi lo sợ bị quân Yankee chiếm thành phố vài phút trước còn bóp chặt tim nàng, nhưng khi nghe nói đến chữ “hôn” nàng quên hết. Đó là địa hạt quen thuộc của nàng, nó thú vị hơn những chuyện hành quân. Không dằn được, Scarlett cười tươi. Từ ngày tặng nàng cái nón xanh, Rhett không hề tỏ ý đi xa hơn. Hắn không bao giờ bị cám dỗ trong những cuộc nói chuyện riêng, nhưng bây giờ không cần nàng khơi mào, hắn cũng nói đến chuyện hôn. Scarlett lạnh lùng nói:

– Tôi không cần. Hơn nữa, thà tôi hôn một con heo còn hơn.

– Xin miễn bàn về sở thích của mỗi người, vả lại tôi thường nghe người Ái Nhĩ Lan rât ưa heo… có khi còn cho nó ngủ cùng giường nữa. Nhưng Scarlett, cô đang thèm hôn lắm. Những kẻ si mê cô đều quá vị nể cô, chỉ có tôi mới biết tại sao, hay là họ quá sợ nên không dám làm những chuyện đáng làm. Kết quả là cô kiêu căng. Tôi biết là cô cần hôn và được hôn bởi một người biết cách hôn.

Câu chuyện đi đi tới một chiều hướng bất lợi cho nàng. Gặp hắn là cứ vậy. Luôn luôn có đấu khẩu và luôn luôn nàng bị thua.

– Chắc ông tự cho mình là người đó?

Nàng châm biếm hỏi lại trong khi đang cố dằn cơn giận.

– Đúng, nếu tôi chịu phiền một chút. Người ta nói tôi hôn tuyệt lắm. Scarlett giận sôi lên vì sắc đẹp của mình bị xem thường:

– Ồ… Tại sao ông… ông…

Nhưng nàng chợt thấy ngượng. Hắn đang mỉm cười nhưng trong ánh mắt đen thẫm của hắn dường nhu loé lửa.

– Dĩ nhiên cô tự hỏi là tại sao tôI không tìm cách tiến xa hơn cáI hôn phớt hôm tôI tặng cô chiếc nón?

– TôI không bao giờ…?

Cô không phảI là một cô gáI dễ yêu chút nào, Scarlett. TôI rất buồn khi biết điều đó. Những cô gáI dễ yêu đều ngạc nhiên khi đàn ông tìm cách hôn họ. Dù biết rằng mình không thèm muốn như thế và họ biết phảI làm ra vẻ bị xúc phạm khi đàn ông hôn, nhưng trong lòng họ vẫn ước ao được người ta hôn? Này cô bé, hãy ráng chờ. Một ngày nà o đó tôI sẽ hôn cô và cô sẽ thấy thích thú. Nhưng bây giờ thì không, đừng sốt ruột.

Nàng biết hắn trêu trọc mình nhưng lần nào những lời trêu chọc của hắn cũng làm nàng tức bực. Luôn luông trong lời hắn có quá nhiều sự thật. Nhưng bây giờ cần phảI bắt hắn chấm dứt. Nếu hắn mất dạy đến nỗi tìm cách sàm sỡ với nàng,nàng sẽ làm cho hắn biết.

– Ông làm ơn quay xe lại, Thuyền trưởng Butter! TôI muốn trở về bệnh viện.

– Thật không, nàng tiên hiền dịu? Vậy là chí rận với nước dơ đáng yêu hơn lối nói chuyện của tôI à? Ðược, tôI không dám ngăn cản hai bàn tay giàu thiện chí muốn phục vụ cho chính nghĩa vinh diệu của chúng ta.

Hắn quay ngựa, bắt đầu trở lại Ngã Năm. Hắn tiếp tục bằng một giọng trầm trầm:

– Cô có muốn hiểu tại sao tôI không chịu tiến xa hơn không? Ðó là tôI muốn đợi cô lớn hơn chút nữa. Cô thấy hôn cô bây giờ thật là khôI hàI bởi vì làm vậy là tôI chỉ tìm khoáI cảm cho riêng mình thôi. TôI không bao giờ ngốc đến đỗi hôn mấy đứa con nít.

Hắn bật cười khi liếc thấy ngực nàng phập phồng vì cơn giận nghẹn lời. Hắn êm áI tiếp:

– Hơn nữa, tôI cũng muốn đợi cho hình ảnh của Ashley phai mờ.

Nghe tới tên Ashley, Scarlett đột nghột xót xa, nước mắt nóng bỏng làm nhức buốt mi. Phai mờ ư? Kỷ niệm Ashley không bao giờ phai mờ, dẫu chàng đã chết hàng ngàn năm cũng vậy. Nàng tưởng tượng Ashley đang bị thương hấp hối trong một trại tù binh xa thăm thẳm, không có mên đắp, không một người nào cầm tay. Và nàng đẩm thù hận người đàn ông phè phỡn đang ngồi bên cạnh nàng với giọng nói lúc nào cũng chế giễu người khác.

Scarlett lặng thinh và lạnh lùng như pho tượng. Rett lại nói:

– Tôi đã hiểu rõ những chuyện giữa cô và Ashley. Từ ngày chứng kiến màn kịch không thanh nhã lắm ở Twelve Oaks, tôI bắt đầu hiểu ra, từ đó đến nay, tôI đã thâu lượm được nhiều điều khác. Ðiều gì? Ðó là cô vẫn ôm ấp mối tình của một nữ sinh lãng mạn với Ashley và cũng được anh ta đáp lại trong giới hạn luân lý. Bà Wilkes thì vẫn không hay biết gì cả, hai người đã lừa dối bà ấy bằng một mánh khoé tuyệt hảo. TôI hiểu hết trừ chuyện gợi tính tò mò tôi. Ðó là chuyện ông Ashley đáng kính kia có bao giờ vượt ra khỏi con người khả kính của mình để hôn cô chưa?
Scarlett không đáp và quay đầu di.

– À, vậy là ông ấy đã hôn cô rồi. Tôi chắc ông ấy đã hôn cô trong kỳ nghỉ phép vừa uqa. Và bây giờ có lẽ ông ấy đã chết nên cô còn nâng niu kỷ niệm đó. Nhưng tôI tin rằng cô sẽ đoạn tuyệt với dĩ vãng và đến lúc cô đã quên được cáI hôn đo, tôI sẽ?

Nàng giận dữ quay lại, mắt long lên:

– Ông cút đi? Ðể tôI xuống, nếu không toi nhảy đại xuống bây giờ. Không bao giờ tôI nói chuyện với ông nữa đâu.

Hắn dừng xe, nhưng không đợi hắn nhảy xuống để đỡ mình, nàng phóng bừa xuống. Váy nàng mắc vào bánh xe, và trong khoảng khắc dân Ngã Năm được thấy cảnh váy lót để lòi ra. Rhett khom xuống tiếp gỡ. Nhưng không nói một tiếng, cũng không ngoảnh lại, Scarlett lơ đi. Rhett cười nho nhỏ và cho xe chạy.


  1. Themopyles hay Les Portes chaudes – sơn đạo giữa ngọn Ceta và vịnh Lannia, Đông Hy Lạp hiểm trở, cao 6m trên mặt biển. Nơi Leonides, vua Sparta(490 – 480 B.C) với 300 quân cầm cự chốn quân Xerxes, vua Ba Tư (485 – 465 B.C). Nhưng sau cùng bị tàn sát không còn một người. 

  2. Cựu ước-chiến sĩ, ngưòi giải phóng dân Do Thái ra khỏi Ai Cập, luân lý gia và nhà lập pháp xứ Hebreux chết trên núi Ne’bo, thuộc vùng Palestine ngày nay, từ đỉnh núi đó nhìn thấy được Đất Hứa.