Ai giết anh em Ngô Đình Diệm
Ngày 1 tháng 11 năm 1963, các tướng lĩnh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã lãnh đạo một cuộc đảo chính lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm. Lúc 1h30 chiều, các sỹ quan cao cấp của Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã tổ chức một cuộc họp tại một sở chỉ huy ở gần Tân Sơn Nhất, giả vờ như một cuộc họp thường lệ. Tướng Trần Văn Đôn đã thông báo một hội đồng cách mạng quân sự đang nắm quyền. Đại tá Tung, người có số phận đã được những người âm mưu đảo chính định đoạt trước, là người duy nhất không đứng dậy vỗ tay hoan hô thông báo này. Đại tá Tung bị bắt giữ và bị Nguyễn Văn Nhung (khi đó là Đại úy) đưa sang một căn phòng khác ở trong sở chỉ huy này, Đại tá Tung đã hét to “Hãy nhớ ai đã gắn sao cho tụi bay”. Đêm đó, Nguyễn Văn Nhung chở Đại tá Tung và em Đại tá Tung là thiếu tá Lê Quang Triệu đến một địa điểm bên ngoài doanh trại và bắn chết cả hai anh em.
Sáng hôm sau, các lực lượng trung thành của họ Ngô đã sụp đổ, Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu chạy thoát khỏi Dinh Độc Lập qua một đường hầm bí mật và trốn ở một ngôi nhà tại Chợ Lớn. Anh em họ Ngô đồng ý đầu hàng và đã được Trần Văn Đôn hứa cho đi khỏi đất nước một cách an toàn. Nguyễn Văn Nhung tham gia vào một toán sỹ quan dẫn đầu một số quân đến nơi trú ẩn của Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu tại Nhà thờ St. Francis được xây thời Pháp và bắt giữ anh em họ. Một đoàn xe do tướng Mai Hữu Xuân chỉ huy, gồm 1 chiếc thiết vận xa M-113, 4 chiếc xe jeep, và nhiều binh lính. Khi đoàn quân này rời nhà thờ, Dương Văn Minh ra hiệu cho Nhung bằng 2 ngón tay, tỏ ý ra lệnh bắn chết anh em Ngô Đình Diệm.
Sau cuộc bắt giữ, Nguyễn Văn Nhung và thiếu tá Dương Hiếu Nghĩa ngồi chung với anh em Ngô Đình Diệm trong chiếc thiết vận xa và đoàn xe này đã quay lại Sài Gòn. Đoàn xe dừng lại tại một điểm giao cắt với đường sắt và theo ý kiến chung thì anh em họ Ngô đã bị giết chết trước đó. Một cuộc điều tra của Trần Văn Đôn đã xác định rằng Dương Hữu Nghĩa đã bắn anh em họ Ngô bằng một phát đạn bắn thẳng (tiếng Anh: point-blank range) bằng một khẩu súng bán tự động (Semi-automatic firearm) và rằng Nguyễn Văn Nhung đã bắn hàng loạt đạn khắp thân thể hai anh em Ngô Đình Diệm và đâm nhiều nhát dao vào thân thể hai anh em họ Ngô.
Trần Văn Đôn và và nhiều sỹ quan khác kinh ngạc khi thấy xác hai anh em Ngô Đình Diệm tại sở chỉ huy. Trần Văn Đôn gặp Dương Văn Minh trong văn phòng của tướng Minh và trong lúc họ đang cãi nhau, Mai Hữu Xuân đi vào phòng. Không hay biết Trần Văn Đôn đang ở đó, Mai Hữu Xuân ngắt lời và đứng nghiêm và báo cáo “Mission accomplie” (nhiệm vụ đã hoàn thành.)
Sau cuộc cuộc chỉnh lý ngày 30 tháng năm 1964, Nguyễn Văn Nhung bị bắt ngay. Ngày 17 tháng 2 năm 1964, sĩ quan Báo chí Bộ quốc phòng của tướng Nguyễn Khánh chính thức tuyên bố: “Thiếu tá Nguyễn Văn Nhung, sỹ quan tổng quát và tùy viên của Trung tướng Dương Văn Minh bị bắt giữ hồi đêm 30 tháng 1 và giam tại Lữ đoàn nhảy dù trại Hoàng Hoa Thám đã tụ vẫn bằng dây giày”.
Tuy nhiên dư luận cho rằng tướng Nguyễn Chánh Thi đã tham gia vào việc đánh đập tra tấn Nguyễn Văn Nhung cho đến chết. Bà Huỳnh Thị Nhi vợ Nguyễn Văn Nhung cho biết khi khâm liệm ông Nhung bà thấy trên mặt trên đầu trên thân thể ông có hàng chục vết bầm tím, có vết còn in nguyên dấu đế giày bốt-đờ-xô. Có lẽ Nguyễn Văn Nhung bị trả thù bằng những đòn đấm đá của nhiều người. Theo báo Dân Ý xuất bản ở Sài Gòn, từ số 140 ngày 1/10/70 đến số 160 thì Thiếu tá Nhung đã “bị đá bể lá lách sau khi ông đã khai tất cả những bí mật trong vụ thanh toán anh em Tổng thống Diệm. Lời khai của ông được thâu băng và trao cho tướng Khánh”.
Gần đây hơn, trong tác phẩm Sons and Brothers (“Các con trai và anh em trai”) in năm 1999, học giả giữ Thư viện Kennedy Richard D. Mahoney tiết lộ rằng Johnson đã nói cụ thể với phụ tá của JFK là Ralph Dungan vài ngày sau khi chôn cất JFK. Johnson kéo Dungan vào Phòng Bầu dục và nói: “Tôi muốn nói cho ông nghe tại sao Kennedy chết. Trừng phạt của thần thánh thôi. Ông ta đã giết Diệm, và rồi chính ông ta cũng lãnh chuyện đó”(326) [(Mahoney, Richard D., Son’s & Brothers (Arcade, 1999)].